Bệnh dị ứng tinh trùng hay còn gọi là hội chứng nhạy cảm với các thành phần trong tinh dịch, là những phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với protein có trong tinh trùng nam giới. Nếu là nữ giới và hay quan hệ với người khác giới, bạn hoàn toàn có nguy cơ mắc bệnh dị ứng này.
Tuy nhiên, nếu làn nam giới thì không chắc chắn bởi hiện nay chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy hiện tượng này xuất hiện ở đàn ông.
Thông thường, các biểu hiện của bệnh dị ứng với tinh trùng không quá nghiêm trọng, bạn có thể có cảm giác đau, bỏng rát, đỏ và sưng tấy ở nơi tiếp xúc với tinh dịch.
Theo bác sĩ Keith Overland, nhà nghiên cứu kiêm tư vấn phụ khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ) cho biết, chúng ta rất khó có thể phân biệt được bệnh dị ứng tinh trùng với bệnh nấm âm đạo.
Bệnh dị ứng tinh trùng hay còn gọi là hội chứng nhạy cảm với các thành phần trong tinh dịch (ảnh Internet).
Cả hai chứng bệnh này đều gây khó chịu, đau nhức và nổi mẩn đỏ trong âm đạo. Một cách đơn giản mà bạn có thể phân biệt được hai bệnh này là sử dụng bao cao su khi "yêu". Nếu đã sử dụng bao cao su mà các nốt đỏ vẫn còn đó thì bạn đang bị bệnh nhiêm nấm âm đạo, ngược lại nếu các nốt đỏ không xuất hiện có nghĩa là bạn đang gặp vấn đề với tinh trùng của bạn tình.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các vấn đề dị ứng trên cơ thể người. Do đó, nếu "cô bé" nhạy cảm với nhựa thì việc sử dụng bao cao su rất dễ khiến bạn có kết luận sai lầm.
Bệnh dị ứng tinh trùng dễ gây nhầm lẫn với nấm âm đạo (ảnh Internet).
Nếu nghi ngờ bản thân mình bị bệnh dị ứng với tinh trùng, bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và chuẩn đoán. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm tinh trùng vào bên dưới da để nhận biết các phản ứng bất thường.
Ngoài ra, bạn có thể tiến hành điều trị bệnh bằng phương pháp intravaginal graded challenge. Phương pháp này sẽ làm tăng số lượng protein vào âm đạo. Theo bác sĩ Alyssa Dweck, bác sĩ phụ khoa tại viện sức khỏe CareMount ở New York giải thích, điều này giúp làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với protein trong tinh trùng. Quá trình điều trị này cần được tiến hành trong một môi trường giám sát chặt chẽ.
Nếu nghi ngờ bản thân bị bệnh dị ứng tinh trùng bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra (ảnh Internet).
Dù chưa bao giờ bị bệnh dị ứng tinh trùng, bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh trong tương lai. Chúng có thể chỉ khiến bạn bị dị ứng với tinh dịch của một người đàn ông.
Theo các bác sĩ, bệnh dị ứng tinh trùng thường xuất hiện ở những phụ nữ ở độ tuổi 30 và có triệu chứng như bệnh nấm âm đạo. Nếu đã thực hiện các phương pháp điều trị nấm âm đạo mà không có hiệu quả, bạn nên nghĩ đến việc bản thân có thể đang bị dị ứng tinh trùng chứ không phải nấm âm đạo như mình đã nghĩ.
Bệnh dị ứng tinh trùng thường xuất hiện ở những phụ nữ ở độ tuổi 30 (ảnh Internet).
Giải pháp đầu tiên dành cho phụ nữ bị dị ứng tinh trùng là thụ tinh nhân tạo. Trong quá trình thụ tinh nhân tạo, các tinh trùng sẽ được sàng lọc thật kĩ để đảm bảo bạn không bị dị ứng khi thụ thai.
Giải pháp đầu tiên dành cho phụ nữ bị dị ứng tinh trùng là thụ tinh nhân tạo (ảnh Internet).
Theo các bác sĩ, sau khi điều trị bằng liệu pháp intravaginal graded challenge, phụ nữ có thể tiếp nhận tinh trùng trực tiếp mà không hề bị dị ứng. Do đó, bạn nên thử cách điều trị này nếu muốn mang thai tự nhiên.
Ngoài ra, hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn trước khi quyết định mang thai.
Dị ứng tinh trùng khiến cả hai đều cảm thấy khó chịu khi "yêu", lâu dần, vợ chồng sẽ chán "yêu", ngại "yêu" dẫn đến rạn nứt tình cảm, đổ vỡ hôn nhân.
Nếu bị chuẩn đoán mắc bệnh dị ứng tinh trùng, các bạn nên trao đổi thẳng thắn với chồng, điều này giúp anh ấy hiểu và cảm thông với bạn đồng thời chính bạn cũng cảm thấy bớt căng thẳng và áp lực hơn trong mối quan hệ của mình.