Dị ứng tinh trùng - chị em phụ nữ cần phải làm gì?

Dị ứng tinh trùng - chị em phụ nữ cần phải làm gì?
Dị ứng tinh trùng xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các thành phần trong tinh dịch. Trong đó, tế bào bạch cầu đã nhầm lẫn protein trong tinh dịch với những tác nhân gây bệnh có hại như vi khuẩn, virus và tấn công chúng.

Dị ứng với tinh dịch xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các thành phần trong tinh dịch. Trong đó, tế bào bạch cầu đã nhầm lẫn protein trong tinh dịch với những tác nhân gây bệnh có hại như vi khuẩn, virus và tấn công chúng.

Ở Mỹ có khoảng 40.000 trường hợp từng bị dị ứng tinh dịch, bao gồm cả nam và nữ giới. Có trường hợp nam giới bị dị ứng với tinh dịch của chính mình khi tinh dịch xâm nhập vào máu bởi một số lý do nào đó như chấn thương, phẫu thuẩn hoặc nhiễm trùng. Đa số người bị tình trạng dị ứng này có phản ứng với tinh dịch nói chung chứ không của riêng một cá thể nào.

1. Biểu hiện của dị ứng tinh trùng

Biểu hiện của dị ứng tinh trùng xuất hiện trong khoảng 20 - 30 phút sau khi tiếp xúc với tinh dịch và có thể kéo dài đến vài giờ thậm chí đến vài ngày. Các biểu hiện này rất dễ bị nhầm lẫn là dấu hiệu của các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục hoặc nhiều bệnh khác. 

Do đó, những trường hợp nghi ngờ bị dị ứng tinh trùng cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành các kiểm tra trên da hoặc ngoài cơ thể.

Ảnh 2.

Biểu hiện của dị ứng tinh trùng xuất hiện trong khoảng 20 - 30 phút sau khi tiếp xúc với tinh dịch (ảnh Internet).

Theo số liệu của tổ chức y tế, có khoảng 5 - 25 % các cặp đôi có vấn đề về sinh sản phải đối mặt với hiện tượng dị ứng tinh dịch. Dịch ứng tinh dịch xuất hiện ở cả nam và nữ giới với những biểu hiện khác nhau dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vấn đề thụ thai, vô sinh, hiếm muộn. Điều này chiếm 20 - 40% các trường hợp cặp vợ chồng có vấn đề dị ứng tinh trùng.

2. Triệu chứng khi bị dị ứng tinh trùng

Triệu chứng khi bị dị ứng tinh trùng ở nam và nữ giới là không giống nhau:

- Đối với nữ giới: Trong trường hợp nhẹ sẽ xuất hiện ngứa, bỏng rát, phồng rộp tại nơi tiếp xúc với tinh dịch cả bên trong lẫn bên ngoài như âm đạo, miệng, da, hậu môn... Trong các trường hợp nặng hơn, xuất hiện các triệu chứng như khó thở, lên cơn hen ..

Ảnh 3.

Nữ giới khi bị dị ứng tinh trùng sẽ có triệu chứng bỏng rát, phồng rộp tại nơi tiếp xúc với tinh dịch (ảnh Internet).

- Đối với nam giới: Khi bị dị ứng tinh trùng, nam giới thường đau nhức tinh hoàn trong một thời gian dài mà không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, viêm mào tinh hoàn, quá phát mào tinh hoàn, viêm tắc ống dẫn tinh cũng có thể là triệu chứng dị ứng tinh dịch ở nam giới.

Ảnh 4.

Khi bị dị ứng tinh trùng, nam giới thường đau nhức tinh hoàn trong thời gian dài (ảnh Internet).

3. Hậu quả của dị ứng tinh dịch 

Sau mỗi lần quan hệ vợ chồng đều có biểu hiện của dị ứng tinh dịch mà không hay biết khiến cặp đôi nảy sinh nghi ngờ rằng đối phương đã đi ngoại tình và mang bệnh da liễu hay các bệnh tình dục về nhà. Việc dị ứng tinh dịch sẽ khiến hai bên cùng khó chịu, lâu dần sinh ra chán ghét hoặc ngại thực hiện nghĩa vụ vợ chồng, dẫn đến khó thụ thai, hiếm muộn.

Ảnh 5.

Dị ứng tinh dịch khiến vợ chồng khó chịu, chán ghét chuyện "yêu" (ảnh Internet).

Có nhiều trường hợp phụ nữ bị dị ứng với tinh dịch của bạn tình, các kháng thể trong cơ thể sinh ra và tiêu diệt tinh trùng của người ấy khiến cả hai không thể có con nhưng nếu họ lấy người khác và không bi dị ứng với tinh dịch của người chồng mới thì họ lại có khả năng mang thai bình thường.

Hiện nay, y học chưa có phương pháp nào có thể phòng tránh hoàn toàn dị ứng tinh trùng, tuy nhiên có một số biện pháp có thể giúp giảm thiểu nguy cơ bị dị ứng như: sử dụng bao cao su để tránh tinh dịch tiếp xúc với cơ thể hoặc sử dụng các loại thuốc chống dị ứng như diphenhydramine, lortadine, fexofenadine ... trước khi quan hệ vợ chồng.

Ảnh 6.

Sử dụng bao cao su có thể giảm nguy cơ bị dị ứng tinh dịch (ảnh Internet).

Tác giả: Yến Anh