Ung thư hệ tiêu hóa là các bệnh ung thư có khả năng di căn và tỉ lệ tử vong lên đến 80%. Khi đã phát hiện bị mắc bệnh, hầu hết các tế bào ung thư đã di căn sang các hạch bạch huyết hay các cơ quan khác của cơ thể.
Tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, vị trí và kích thước khối u trong ruột mà bác sĩ sẽ xây dựng phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Những phương pháp chủ yếu được sử dụng hiện nay là:
Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh nhân ung thư đường ruột thường được bác sĩ chỉ định mổ để triệt tiêu khối u. Ở giai đoạn này, khối u chưa lan rộng sang các cơ quan khác và không ảnh hưởng đến hệ bạch huyết. Tùy vào vị trí của khối u mà bệnh nhân sẽ cắt một phần đường ruột hay cắt bỏ toàn bộ.
Ung thư đường ruột có chữa được không? (Ảnh: Internet)
Phương pháp xạ trị hường được sử dụng trước khi phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư đường ruột đến giai đoạn di căn và có thể được sử dụng kết hợp với hóa học để giảm số lượng và kích cỡ khối u ung thư trước khi tiến hành phẫu thuật.
Ung thư có thể được ngăn ngừa tái phát bằng phương pháp hóa trị. Cách điều trị này có thể được áp dụng sau khi giải phẫu khối u ung thư trực tràng hoặc ruột kết. Điều này nhằm làm giảm nguy cơ ung thư trở lại.
Ví dụ, nếu bệnh nhân đang ở giai đoạn 2 của ung thư đường ruột, tức các tế bào ung thư đã xâm lấn tới thành đại tràng nhưng chưa di căn ra bên ngoài. Phương pháp điều trị chính yếu trong giai đoạn này vẫn là phẫu thuật triệt căn. Nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, phương pháp hóa trị và xạ trị được kết hợp với nhau tùy vào tình hình bệnh lý và giai đoạn phát triển của khối u.
Nếu đáp ứng tốt với điều trị, người bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi bệnh.Ung thư đường ruột có chữa được không? Thống kê sau sẽ khiến bệnh nhân yên tâm hơn: Có tới 70% bệnh nhân ở giai đoạn này được chữa khỏi, trong đó tỷ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm chiếm từ 35- 60%. Tuy nhiên ngoài việc được phát hiện và điều trị bệnh ở mức độ nào thì kết quả này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp điều trị, sức khẻo và tinh thần của bệnh nhân, chế độ chăm sóc…Do vậy người nhà hãy luôn ở bên cạnh động viên, giúp người bệnh có thêm động lực để chiến đấu với bệnh tật.
Những món ăn được sử dụng để chăm sóc cho bệnh nhân ung thư đường ruột sau khi điều trị cần được kết hợp phong phú nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, những thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều muối, thô, cứng và gây khó tiêu cần được loại bỏ khỏi chế độ ăn. Những thức ăn được ưu tiên hấp thụ đó là món luộc và món hấp.
Những thức ăn được ưu tiên hấp thụ đó là món luộc và món hấp. (Ảnh: Internet)
Nên chọn những thực phẩm tươi, sạch và ăn những thực phẩm chế biến từ gia cầm như thịt gà, ngan, trứng... hay món ăn nhiều chất dinh dưỡng như trứng, sữa.
Chất xơ là loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của bệnh nhân ung thư đại tràng. Nó giúp quá trình tiêu hóa thức ăn của người bệnh được dễ dàng hơn. Những rau củ quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất, những chất chống oxy hóa rất tốt cho bệnh nhân ung thư vì nó giảm thiểu sự phát triển của tế bào ung thư xuống mức thấp nhất. Loại quả được bác sĩ khuyên sử dụng đó là quả màu đỏ, màu cam, hay vàng đậm như dưa hấu, dâu tây, cà rốt, cà chua, đu đủ.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt được khuyên dùng hàng đầu trong khi sử dụng phương pháp điều trị bằng hóa trị và xạ trị. Chúng hấp thụ dịch dạ dày, làm giảm những tác dụng phụ mà bệnh nhân có thể gặp phải như buồn nôn, nôn mửa.
Vậy, câu hỏi Ung thư đường ruột có chữa được không? đã được giải đáp. Nếu được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị hợp lý, cùng với chế độ dinh dưỡng với từng giai đoạn bệnh, ung thư đường ruột có thể được chữa khỏi với tiên lượng sống cao.