Ung thư tủy có chữa được không? Giải đáp thắc mắc của hàng triệu bệnh nhân

Ung thư tủy có chữa được không? Giải đáp thắc mắc của hàng triệu bệnh nhân
Câu hỏi "ung thư tủy có chữa được không?" là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân. Bài viết này sẽ cung cấp một số điều cần biết xung quanh câu hỏi này.

Bệnh ung thư tủy có chữa được không? Ung thư tủy có thể sống được bao lâu luôn là câu hỏi khiến nhiều người lo lắng. Với các thông tin và kiến thức được cung cấp dưới đây hi vọng các bạn sẽ có câu trả lời cho những thắc mắc của mình. 

1. Ung thư tủy nguy hiểm như thế nào?

Ung thư tủy là căn bệnh gây ra do các tế bào tuyến tủy phát triển và phân chia không kiểm soát. Đây là căn bệnh gây ra hậu quả âm thầm, khó phát hiện các dấu hiệu hay triệu chứng khởi phát. Ở thời gian đầu của bệnh, nhiều người lầm tưởng ung thư tủy với các bệnh khác như đau lưng, thoái hóa khớp do đó không phát hiện kịp thời. 

Chính vì thế câu hỏi "ung thư tủy có chữa được không?" càng trở nên khó khăn hơn để đưa ra đáp án chính xác. 

Các triệu chứng lâm sàng sớm của u tủy gồm đau cột sống, đi lại gặp khó khăn, tê, yếu tay chân… Khi tế bào ung thư phát triển ra ngoài tủy, lan sang các cơ quan lân cận thậm chí di căn tới các bộ phận khác trên cơ thể, bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn như xương yếu đi và dễ gãy, các khớp bị sưng, xuất huyết dưới da, nổi hạch, cơ thể suy kiệt dễ nhiễm trùng, rối loạn cảm giác, rối loạn hô hấp, rối loạn vận động, rối loạn tiêu hóa, co cứng cơ, teo cơ…

2. Bệnh ung thư tủy có chữa được không?

Cũng như các loại bệnh ung thư khác, ung thư tủy có thể được chữa khỏi và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân nếu như được phát hiện ở giai đoạn sớm đồng thời có phác đồ điều trị thích hợp. Chính vì thế bạn không cần lo lắng bệnh ung thư tủy có chữa được không. Tuy nhiên ngược lại, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối, khi các tế bào ác tính đã di căn tới các cơ quan khác trên cơ thể thì việc điều trị không còn mang lại hiệu quả cao.

Các phương pháp điều trị ung thư tủy giai đoạn cuối chỉ nhằm mục tiêu giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh đồng thời cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân. Do đó để phòng chống bệnh cũng như không để lỡ cơ hội điều trị tốt nhất, mọi người cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, tầm soát ung thư tại các cơ sở chuyên khoa uy tín.

3. Các phương pháp điều trị ung thư tủy

– Phương pháp phẫu thuật: Đây là phương pháp được ưu tiên lựa chọn hàng đầu để điều trị cho bệnh nhân ung thư tủy giai đoạn đầu.  Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ các khối u tại tuyến tủy. Nếu khối u có mức độ u ác tính thấp, được chẩn đoán sớm và phẫu thuật kịp thời thì sau mổ tình trạng của người bệnh có tiến triển khá tốt, nguy cơ tái phát thấp và chất lượng cuộc sống như người bình thường. Do đó, bệnh nhân không cần băn khoăn bệnh ung thư tủy có chữa được không? Ngoài ra, tùy từng loại giải phẫu mà bệnh nhân có thể được điều trị bổ trợ bằng hóa trị hoặc xạ trị.

Ung thư tủy có chữa được không? Giải đáp thắc mắc của hàng triệu bệnh nhân - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

– Phương pháp hóa trị:  Phương pháp này sẽ điều trị ung thư tủy bằng thuốc và hóa chất. Hình thức điều trị chính để làm cho bệnh ung thư tủy xương có thể chữa được là hóa học. Thuốc sau khi được đưa vào cơ thể bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch sẽ theo máu lan tỏa, để tiêu diệt các tế bào ung thư.

– Phương pháp xạ trị: Liệu pháp bức xạ sẽ sử dụng các chùm tia xuyên thấu năng lượng cao chiếu tới vị trí có nồng độ tế bào ung thư cao. Xạ trị sẽ phá hủy AND, giết chết tế bào ung thư và làm chậm sự phát triển của chúng.

Ung thư tủy có chữa được không? Giải đáp thắc mắc của hàng triệu bệnh nhân - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

– Cấy ghép tủy xương: Lấy tế bào tự thân (tế bào gốc) nhân bản lên để điều trị hiện đang là phương pháp điều trị ung thư tủy cho kết quả tích cực. Ở Việt Nam, nhiều trường hợp mắc ung thư tủy xương đã thực hiện thành công phương pháp ghép tế bào gốc này. Sau điều trị, bệnh nhân có thể sống như người bình thường hoặc tuổi thọ sẽ được kéo dài lên nhiều năm.

Ngoài các phương pháp điều trị cơ bản trên và phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp khác như liệu pháp miễn dịch, điều trị nhắm trúng đích… Tuy nhiên, dù là phương pháp nào cũng cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa và nên được thực hiện tại các bệnh viện uy tín để phòng ngừa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.


Tác giả: Phương Thuận