Phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị khớp

Tham vấn chuyên môn: - Khoa phẫu thuật ngoại thần kinh cột sống Bệnh viện Việt Đức
Phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị khớp
Mục đích của việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị khớp là giúp giảm đau, bảo vệ khớp tránh khỏi những tổn thương thêm hay bị biến dạng,..

1. Mục đích phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị khớp

- Giảm đau

- Bảo vệ những khớp đã bị tổn thương sẵn không bị tổn thương hay bị biến dạng thêm

- Duy trì và giúp phục hồi khả năng vận động của khớp

- Duy trì được sức mạnh và sức bền cảu những vùng cơ quanh khớp

- Cải thiện các chức năng, sức khỏe và cả sức bền hay còn gọi là sự dẻo dai của người bệnh.

Hướng tới mục đích cuối là nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

2. Các biện pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị khớp

Bệnh nhân bị khớp thường được phục hồi chức năng thông qua các biện pháp sau: 

- Giữ tư thế đúng

- Áp dụng điều trị vật lí trị liệu

- Vận động trị liệu hay còn gọi là tập luyện

- Bảo vệ khớp

- Phục hồi chức năng mặt tâm lý cho bệnh nhân bị khớp.

Cụ thể mỗi phương pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị khớp như sau:

2.1. Giữ đúng tư thế

Việc giữ đúng tư thế đứng, ngồi hay ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị khớp. Khi bị khớp bạn nên chú ý tới các tư thế cơ bản sau:

- Khi nằm: bệnh nhân bị khớp khi nằm cần nằm trên giường phẳng, có độ cứng nhất định, nệm không nên quá dày và quá êm, gối để thấp và giữ tư thế thẳng trục giữa đầu - thân - chân. Lưu ý là không dùng gối chèn vào hai đầu gối.

- Khi ngồi: tư thế khi ngồi cho bệnh nhân bị khớp cần lưu ý nhất là giữ thẳng lưng và hông, 2 bàn chân cần đặt sát với mặt sàn, ghế êm, có lưng tựa. Không nên ngồi ghế thấp bàn cao và ngược lại; không nên ngồi xổm.

- Khi đi: nên đi nhẹ nhàng, hai tay thả lỏng, song song với thân người. Người bị bệnh khớp nên giữ thẳng lưng khi đi, không nên để khớp gối hay khớp háng bị gập.

2.2. Vật lí trị liệu

Với bệnh nhân bị bệnh khớp thì vật lí trị liệu là phương pháp hỗ trợ giảm đau hiệu quả cả với bệnh khớp cấp tính và mãn tính. Các phương pháp vật lí trị liệu phục hồi chức năng thường là:

- Trị liệu lạnh: chườm đá

- Nhiệt trị liệu: chườm nóng, tắm nước nóng, chiếu đèn hồng ngoại, laser nhiệt, sóng siêu âm,..

- Điện trị liệu: chẳng hạn như những kỹ thuật điện phân hay điện kích thích

- Thủy trị liệu: vận động dưới nước hoặc ngâm người dưới nước, đặc biệt là đối với nước khoáng nóng hay bùn khoáng khá tốt cho bệnh nhân bị bệnh khớp.

2.3. Bảo vệ khớp

Bảo vệ khớp trong phục hồi chức năng bệnh nhân bị bệnh khớp là hoạt động hạn chế tối đa nhất những sang chấn có thẻ ảnh hưởng tới các khớp đang bị tổn thương.  Việc bảo vệ, chăm sóc khớp cũng cần được tiến hành hàng ngày như việc chúng ta chăm sóc răng miệng và da mặt vậy. 

Cụ thể:

- Hạn chế những tư thế có thể gây biến dạng khớp

- Hướng dẫn thực hiện các động tác đúng, tư thế sinh hoạt đúng: tránh những tư thế giật cục

- Tránh thực hiện những hoạt động đè ép lên mặt khớp có thể gây ra tổn thương ví dụ như nắm tay quá chặt với người đang bị đau khớp ngón tay, gập gối khi bị đau khớp gối,...

- Tiết kiệm năng lượng tiêu hao thông qua các hoạt động và chế độ nghỉ ngơi hợp lý, bao gồm nghỉ ngơi cục bộ đối với khớp viêm và nghỉ ngơi toàn thân

- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ như dụng cụ chỉnh hình,...

+ Với chi trên: nẹp ngón tay, máng đỡ cổ tay, thìa muỗng có tay cầm to,..

+ Với chi dưới: dụng cụ chỉnh hình như nẹp hay giày chỉnh hình; gậy chống hoặc nạng giúp đi lại được dễ dàng hơn; mang giày dép vừa phải với chân, không được gò bó, có thể thêm miếng lót giày để êm hơn,...

+ Với thân: nẹp cổ, đai nẹp thân,...

- Hạn chế mang vác nặng, giảm cân để hạn chế áp lực lên khớp.

2.4. Tập luyện

Nguyên tắc thực hiện:

- Đúng theo giai đoạn bệnh

- Mức độ tập luyện tăng dần dần, từ tầm vận động tới cơ lực và tới chức năng

- Tránh gây ra thêm những tổn thương cho các khớp viêm, dừng ngay khi tập mà có cảm giác đau và trao đổi lại với bác sĩ hướng dẫn.

Phương pháp tập:

- Tập các động tác theo tầm vận động của bệnh nhân bị bệnh khớp hàng ngày, mỗi khớp nên duy trì tập từ 4 - 5 lần, thực hiện mỗi ngày 2 lần nhằm tránh hiện tượng co rút hay biến dạng khớp

- Tập các bài tập cơ lực như gồng cơ tĩnh để ổn định và tăng cường cơ lực các cơ xung quanh khớp

- Tập các bài tập cơ lớn hơn như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe để tăng sức bền cho hệ tim mạch cũng như sức chịu đựng của bệnh nhân bị bệnh khớp, chống trầm cảm. Lưu ý không tập các bài tập mạnh chẳng hạn như chạy, nhảy.

Lưu ý:

- Trước khi tập: Có thể dùng thuốc giảm đau theo đơn mà bác sĩ kê hoặc dùng nhiệt trị liệu để làm giãn những mô mềm ở quanh vùng khớp ra giúp thư giãn tốt và giảm đau hiệu quả hơn

- Trong khi tập: nên hít thở đều, không được nín thở; đối với vùng khớp bị đau thì khi tập phải thật nhẹ nhàng, không gượng ép

- Sau khi tập: thở đều, thư giãn bằng cách tắm nước nóng hay xông hơi; theo dõi các cơn đau, nếu như cơn đau sau khi tập bị kéo dài hơn 1 tiếng thì có nghĩa là bạn đã tập quá mức rồi.


Gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Với hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – 468 Nguyễn Trãi - Phường 8 - Quận 5 – TP. HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.730.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/

Xem thêm:

=>> 9 dấu hiệu của xương đang có vấn đề cần đi khám ngay

=>> Các nguyên tắc trong điều trị các bệnh cơ xương khớp


logo vietlife healthcare-done

Tác giả: NVD