Bị cảm lạnh có nên xông hơi không? Những nguyên tắc xông hơi khi cảm lạnh

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Bị cảm lạnh có nên xông hơi không? Những nguyên tắc xông hơi khi cảm lạnh
Cảm lạnh là tình trạng bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi ở một số người. Bên cạnh những cách điều trị thông thường, nhiều người sẽ thắc mắc "bị cảm lạnh có nên xông hơi không?" Hãy cùng giải đáp câu này dưới bài viết nhé.

1. Bị cảm lạnh có nên xông hơi không?

Trong Đông y, xông hơi là phương pháp khá phổ biến để điều trị một số bệnh thông thường. Nhưng nhiều người vẫn thường thắc mắc liệu bị cảm lạnh có nên xông hơi không?

Phương pháp xông hơi giải cảm đã được dân gian áp dụng lâu đời để chữa cảm mạo giai đoạn đầu. Tác dụng vật lý của hơi nước nóng kết hợp tác dụng dược lý của các chất bay hơi chứa trong dược thảo kéo theo hơi nước làm giãn mạch ngoại biên, lượng máu được tăng cường.

Điều này giúp kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài. Vậy nên câu trả lời cho câu hỏi "bị cảm lạnh có nên xông hơi không?" là "có". Biện pháp này có tác dụng tức thì và không phải kéo dài thời gian sử dụng thuốc Tây.

2. Cách xông hơi giải cảm

Khi bạn đã biết được bị cảm lạnh có nên xông hơi không rồi, thì chắc bạn cũng thắc mắc làm sao để xông hơi được hiệu quả. Theo như Đông y, để xông hơi bạn cần chuẩn một số lá thuốc như: Lá sả, lá tre, lá bưởi, lá cúc tần, lá kinh giới, lá ngải cứu, mỗi thứ một nắm nhỏ.

Cách xông hơi:

- Đầu tiên, bạn rửa sạch các loại lá trên, cho vào nồi đun sôi trong khoảng 5-10 phút

- Sau đó, người bệnh ngồi trên giường, phủ một tấm chăn mỏng qua đầu, đặt nồi nước vừa đun sôi trước mặt.

- Mở vung nồi thật chậm, cho hơi nước từ từ thoát ra, nếu không bạn sẽ rất nóng có thể bị bỏng

- Trong lúc xông phải hít thở thật sâu và chậm để hơi xông lên có tác dụng đến đường hô hấp. Lúc này mồ hôi sẽ từ từ thoát ra từ bên trên xuống dưới.

- Khi người nhẹ nhõm, không còn cảm giác sợ lạnh thì ngừng xông hơi. Sau đó dùng khăn lau hết mồ hôi, thay quần áo và năm nghỉ ngơi.

Lưu ý: chỉ đun nồi nước lá sôi vài phút rồi đem sử dụng, không nên đun quá kỹ tránh làm bay mất tin hết dầu của lá thuốc.

3. Đối tượng nào không nên xông hơi?

Nhiều người biết được bị cảm lạnh có nên xông hơi không rồi thì cứ nghĩ rằng mọi đối tượng đều có thể dùng phương pháp này. Tuy nhiên các bạn sĩ Đông y khuyến cáo rằng một số đối tượng sau không nên sử dụng, bao gồm:

- Người đang sốt cao, sợ nóng, không sợ lạnh, không khát nước, ra nhiều mồ hôi.

- Người đang bị sốt siêu vi, cơ thể suy nhược

- Người già yếu, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc vừa mới sinh.

- Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt

- Người bị tăng huyết áp, có vấn đề về tim mạch

- Người có biểu hiện tâm thần

- Người đang bị tiêu chảy, sốt xuất huyết, sau khi uống rượu, mắc bệnh ngoài da.

Ngoài ra cũng không nên quá lạm dụng phương pháp này, bởi nó có thể gây mất nước. Không nên tắm ngay sau khi xông, bởi lúc này, lỗ chân lông đang mở, gặp nước lạnh sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, làm ảnh hưởng đến sức khỏe do máu huyết lưu thông chậm.

4. Nấu cháo giải cảm

Nguyên liệu: Hành 15-30g, gừng tươi 10-15g, gạo nếp khoảng 50g, có thể dùng gạo tẻ được.

Cách làm: Đem gạo nấu cháo chín, múc ra bát đã có hành, gừng thái nhỏ, quấy đều lên rồi ăn khi cháo còn nóng ấm.

Ăn xong nằm nghỉ ngơi, đắp chăn cho ra mồ hôi, khi đó sẽ thấy nhẹ người, bỏ chăn ra, lau sạch mồ hôi (lưu ý lúc này cần tránh gió).

Bạn có thể cho thêm lòng đỏ trứng gà vào cháo sẽ có tác dụng tăng thêm sự bồi bổ cho cơ thể.

Lưu ý: Người bị ngoại cảm phong hàn nếu có mồ hôi thì không nên dùng bài thuốc này.

Có thể thấy bên cạnh việc xông hơi, ăn cháo cũng rất tốt khi bạn bị cảm lạnh, vậy nên nếu bạn chưa biết bị cảm lạnh có nên xông hơi không thì hãy nấu cháo để giải cảm nhé.

Bị cảm lạnh có nên xông hơi không? và phương pháp xông hơi đúng nhất, tránh những sai lầm khi xông hơi, giúp tình trạng bệnh được giảm nhanh chóng. Ngoài việc xông hơi bạn cũng nên nhớ ăn uống đầy đủ, giữ ấm, luyện tập thường xuyên để cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh những nguy hiểm.


Tác giả: Lan Anh