Bệnh phổi có nguy hiểm không và sự đáng sợ của căn bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Bệnh phổi có nguy hiểm không và sự đáng sợ của căn bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn
Bệnh phổi do phế cầu khuẩn gây ra thường có số lượng người tử vong rất cao. Nhiều người đặt câu hỏi: "Bệnh phổi có nguy hiểm không?" sẽ cảm thẩy cần thiết phải phòng ngừa viêm phổi sau khi biết sự nguy hiểm của căn bệnh này.

1. Bệnh phổi có nguy hiểm không?

Viêm phổi do phế cầu khuẩn gây ra sẽ có triệu chứng đầu tiên là sốt cao từ 39 - 41oC, rét run, thở gấp, mạch nhanh, ho khan, đau ngực, buồn nôn, nôn. Chỉ sau 2 - 3 ngày, bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng và người bệnh sẽ có các biểu hiện mệt mỏi, ho nhiều đờm, chảy máu phế nang, vã mồ hôi, thở dồn dập nhưng hơi thở ngăn, thậm chí có thể kèm herpes môi. 

Phế cầu khuẩn gây viêm phổi thùy một bên rất nghiêm trọng. Các biểu hiện của bệnh đó phổi có tiếng cọ màng phổi, gõ đục khi vùng đông đặc rộng, tiếng rì rào ở phế nang giảm đi, cử động lồng ngực bên tổn thương giảm. Bệnh nhân đã dùng thuốc kháng sinh sẽ không có nhiều biểu hiện mà chỉ cảm thấy đau ngực, thậm chí không sốt và khạc đờm, Ở người già sẽ có những triệu chứng rối loan thần kinh là nổi bật nhất.

Nếu bạn còn thắc mắc bệnh phổi có nguy hiểm không thì trên đây chính là sự nguy hiểm của căn bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn.

2. Các biến chứng của viêm phổi do phế cầu khuẩn

Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị muộn, bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn và có các biến chứng nguy hiểm như tràn dịch màng phổi bởi dịch tiết; tràn dịch màng ngoài tim với các dấu hiệu sốt, mạch nhanh, đau ngực, bóng tim to. Một số biến chứng khác như viêm màng não, viêm khớp do nhiễm khuẩn, viêm nội nhãn, viêm phúc mạc cũng là những biến chứng cần được chú ý.

3. Điều trị bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn

Liệu pháp kháng sinh luôn là lựa chọn hàng đầu cho bệnh viêm phổi này bởi nó có hiệu lực cao trong việc tiêu diệt phế cầu khuẩn. Một số loại kháng sinh như penixilin G, ampixilin, cephalosporin thế hệ III (cefazolin), nhóm macrolid, clindamyxin. 

Các phương pháp điều trị hỗ trợ khác là cung cấp đủ nước và bù chất điện giải cho cơ thể. Nếu có các triệu chứng của bệnh viêm phổi nặng có thể điều trị bằng thuốc một số triệu chứng như giảm đau bằng paracetamol, aspirin, thuốc bổ phé, long đờm. 

4. Biện pháp phòng bệnh

Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh chính là tiêm vắc xin ngừa phế cầu khuẩn, đối tượng cần tiêm là trẻ em dưới 5 tuổi; người già yếu; bệnh nhân mắc một số bệnh mãn tính như suy thận, bệnh tim mạch,...

Các biện pháp phòng bệnh khác cũng cần được chú trọng, bạn cần phải thường xuyên vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng cẩn thận. Thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường công cộng, hạn chế tiếp xúc với người đã mắc bệnh. Trẻ em và người già rất dễ bị bệnh nên cần được phát hiện bệnh và điều trị bệnh kịp thời

Đối với những người đặt ra câu hỏi: "Bệnh phổi có nguy hiểm không?" thì chắc hẳn đã nắm rõ câu trả lời qua bài viết trên. Bạn nên áp dụng các biện pháp phòng tránh để không bị viêm phổi tấn công nhé.


                                                                                                    

Tác giả: Quỳnh Anh