Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày
Bệnh viêm dạ dày ngày càng trở thành bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại, bệnh có nhiều nguyên nhân gây ra và cũng có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày.

Viêm dạ dày là bệnh lý phổ biến hiện nay, theo ước tính có khoảng 5 – 10% dân số trên thế giới mắc viêm dạ dày và viêm loét dạ dày – tá tràng nhưng thực tế con số này lớn hơn rất nhiều do có nhiều trường hợp bệnh nhân không biết mình mắc bệnh.

Bệnh dạ dày có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, đồng thời căn bệnh này chính là tiền căn của bệnh ung thư dạ dày. Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm ra rất nhiều nguyên nhân gây bệnh cũng như có rất nhiều các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày. Để phòng tránh bệnh viêm dạ dày, người bệnh cần loại bỏ đi nguyên nhân và những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày.

1. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày

1.1. Nhiễm H. pylori

Nhiễm H. pylori được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày phổ biến nhất và khó đề phòng nhất hiện nay. Theo ước tính của các nhà khoa học, hiện nay có tới ⅔ dân số trên thế giới nhiễm loại xoắn khuẩn này. Xoắn khuẩn HP không chỉ là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày mà chúng còn làm tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng, ung thư dạ dày hay viêm loét dạ dày tá tràng.

Những người nhiễm vi khuẩn H. pylori vừa làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày mà còn khiến bạn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 2 - 6 lần so với những người không nhiễm loại xoắn khuẩn này. Vì thế việc chủ động phòng lây nhiễm vi khuẩn HP luôn được đặt ra hàng đầu để phòng chống bệnh viêm dạ dày.

1.2. Chế độ ăn

Chế độ ăn không hợp lý cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày. Sử dụng những thực phẩm không lành mạnh như thực phẩm chứa nhiều muối, thực phẩm đông lạnh hay những thực phẩm chế biến sẵn cũng khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng những thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe như rau xanh và hoa quả tươi,....

1.3. Hút thuốc và uống rượu

Hút thuốc và uống rượu thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày cả hai yếu tố này đều gây kích thích niêm mạc dạ dày gây tổn thương niêm mạc dạ dày nghiêm trọng.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày - Ảnh 2.

Hạn chết hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày - Ảnh minh họa

1.4. Trình độ kinh tế xã hội thấp

Trình độ kinh tế xã hội thấp cũng được xem là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày, những đối tượng này không thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe nên chỉ phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn và đã xuất hiện các biến chứng như ung thư dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,...Theo đó, những người có trình độ kinh tế thấp cũng có nguy cơ cao mắc H. pylori hơn so với những đối tượng khác.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thành phần chính có trong khói thuốc là nicotine không chỉ gây hại cho sức khỏe tổng quát mà chúng còn gây tổn thương niêm mạc dạ dày nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày. Đồng thời, nicotine còn kích thích cơ thể tăng kích thích dạ dày tiết ra lượng lớn cortisol - một trong những tác nhân gây viêm dạ dày.

Rượu bia còn kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn, khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn gây nên những ổ loét và những tổn thương niêm mạc tại dạ dày. Khi người bệnh sử dụng rượu bia hay thuốc lá thường xuyên sẽ xuất hiện một số dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày như đau quặn bụng, chướng bụng, nóng bụng,...

1.5. Căng thẳng, lo âu (stress)

Căng thẳng, lo âu (stress) làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày. Những người mắc stress căng thẳng thường kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị đồng thời tác động xấu tới dạ dày, kích thích dạ dày tiết nhiều acid khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.

1.7. Tiền sử gia đình

Những người sống trong gia đình có người mắc bệnh viêm dạ dày có nguy cơ mắc căn bệnh này lớn hơn từ 2 - 4 lần so với những người bình thường do có liên quan tới yếu tố lây nhiễm xoắn khuẩn HP.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày - Ảnh 3.

Gia đình có người mắc bệnh viêm dạ dày có nguy cơ mắc căn bệnh này lớn hơn - Ảnh minh họa

1.8. Nguồn gốc địa lý

Theo thống kê của các nhà khoa học tại Nhật Bản và Hàn Quốc, yếu tố địa lý cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày, theo đó một số vùng địa lý trên thế giới như Nhật Bản hay Hàn Quốc có nguy cơ cao hơn mắc bệnh viêm dạ dày, điều này có thể liên quan tới chế độ ăn đồ sống và nhiễm vi khuẩn HP.

2. Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày

Thiếu máu ác tính: Thiếu máu ác tính tuy không phải là nguyên nhân khiến bạn mắc viêm dạ dày một cách trực tiếp nhưng khi cơ thể bị thiếu máu làm cho lượng máu nuôi dưỡng tới dạ dày giảm đi khiến cho yếu tố bảo vệ dạ dày cũng bị suy yếu, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày.

Máu nhóm A: Những người thuộc nhóm máu A cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày, điều này tuy chưa được giải thích kỹ càng nhưng các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ giữa nhóm máu này với bệnh viêm dạ dày.

Phơi nhiễm môi trường: Những người thường xuyên làm việc tại môi trường độc hại hay ô nhiễm như môi trường có nhiều bụi than đá, amiăng và niken, làm tăng nguy mắc bệnh viêm dạ dày.

Béo phì: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nam giới thừa cân béo phì đặc biệt thừa từ 11-13,5kg so với cân nặng lý tưởng có thể tăng nguy cơ bị viêm dạ dày hơn so với những đối tượng có cân nặng trung bình.

Giới tính: Do một số đặc điểm về gen di truyền cũng như đặc tính sinh hoạt hàng ngày mà nam giới có nguy cơ mắc viêm dạ dày cao hơn so với nữ giới gấp 2 lần.

Độ tuổi: Độ tuổi cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày, theo thống kê của các Bác sĩ chuyên khoa, những người nằm trong độ tuổi 20 - 40 tuổi là đối tượng dễ mắc viêm dạ dày nhất hiện nay.

Đối với những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày có thể thay đổi được, bạn nên thay đổi chúng ví như từ bỏ thuốc lá hay rượu bia, giữ một lối sống lành mạnh,... sẽ giúp bạn phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày hiệu quả.

Trên đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm dạ dày. Bạn có thể tham khảo và phòng tránh kịp thời để mình không mắc phải căn bệnh này.

Tác giả: Phạm Thị Mai