Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ cần cẩn trọng

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ cần cẩn trọng
Bệnh trĩ là một căn bệnh tế nhị nên không dễ dàng chia sẻ với những người khác. Nguyên nhân của bệnh hiện nay chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nên bệnh trĩ cần được chú ý đặc biệt.

Bệnh trĩ là tình trạng giãn quá mức đám rối tĩnh mạch trực tràng, là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn. Nguyên nhân hình thành bệnh trĩ hiện vẫn chưa thật rõ ràng, có nhiều giả thuyết về sinh bệnh học bệnh trĩ. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nên bệnh trĩ cần được chú ý đến.

1. Bệnh trĩ là gì?

Trước khi tìm hiểu về yếu tố nguy cơ gây nên bệnh trĩ, ta cần tìm hiểu khái niệm của bệnh.

- Bệnh trĩ xảy ra do các tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng bị chèn ép quá mức gây dãn các búi tĩnh mạch trĩ ở bên trong hoặc bên ngoài hậu môn. Có khả năng mạnh mẽ là bạn bị trĩ nếu bạn bị ngứa ở vùng hậu môn, thấy một khối u nhô ra, chảy máu khi đi vệ sinh hoặc đau cục bộ. Có hai biến thể của bệnh trĩ:

Bệnh trĩ nội

- Xảy ra bên trong trực tràng dưới niêm mạc hậu môn. Búi trĩ ban đầu nằm trên đường lược, trong ống hậu môn, về sau phình lớn dần, mô nâng đỡ và dây chằng ở đường lược chùng xuống, búi trĩ sa ra bên ngoài hậu môn. 

Bệnh trĩ ngoại

- Phát triển gần hậu môn, chúng được bao phủ bởi một lớp da mỏng. Búi trĩ được hình thành bên ngoài bao xung quanh hậu môn (ngay rìa hậu môn)/ Chảy máu có thể xảy ra nếu chúng bị vỡ.

- Các tình trạng khác như nứt hậu môn thường liên quan không chính xác với bệnh trĩ. Chảy máu có thể là kết quả của tình trạng này và điều trị nên được cụ thể cho tình trạng đó. 

2. Yếu tố nguy cơ gây nên bệnh trĩ là gì?

- Táo bón mãn tính là yếu tố nguy cơ gây nên bệnh trĩ đầu tiên.

Khi mắc bệnh này mỗi khi đi đại tiện rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.

- Chế độ ăn ít chất xơ, thức ăn nhiều đạm hoặc do ăn nhiều đồ cay nóng.

- Ít tập thể dục, không hoạt động thể chất thường xuyên.

- Uống ít nước. 

- Mang thai.

- Những người làm công việc đòi hỏi phải ngồi hoặc đứng trong thời gian dài. Những người làm nghề phải ngồi nhiều, ít hoạt động sẽ dễ bị ảnh hưởng đến sự hoạt động của ruột, nguy cơ mắc chứng táo bón là rất cao.

- Béo phì.

 - Rối loạn tiêu hóa như bệnh ruột kích thích, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng,...

 - Tiền sử gia đình mắc bệnh trĩ.

 - Người già, người bị suy nhược cơ thể, người mắc bệnh mãn tính phải nằm lâu, nhu động ruột và trương lực các cơ thành bụng giảm, gây nên táo bón.

- Những người mắc bệnh gan hoặc bệnh tim gây ra dòng chảy ngược của máu vào bụng và xương chậu.

- Thường xuyên nâng hoặc giữ vật nặng.

- Ho mãn tính cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh trĩ. Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, bệnh lý đường hô hấp gây ho nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.

- Lạm dụng thuốc nhuận tràng.

- Nghiện rượu. Đồ uống có chất kích thích như: cà phê, rượu, bia sẽ làm nặng thêm tình trạng táo bón.

 - Quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

 - Tiêu chảy mãn tính.

- Các bệnh và rối loạn tuần hoàn là một yếu tố nguy cơ gây nên bệnh trĩ. Bệnh tiểu đường và xơ cứng động mạch, có thể là yếu tố góp phần trong các triệu chứng bệnh trĩ. Ngoài ra, những người dễ bị giãn tĩnh mạch có khả năng mắc bệnh trĩ cao hơn. Những người mắc bệnh sau có thể có yếu tố nguy cơ gây nên bệnh trĩ cao hơn người khác:

+ Bệnh tiểu đường.

+ Quá căng thẳng, bị stress.

+ Tổn thương gan.

+ Xơ cứng động mạch.

+ Hệ thống miễn dịch suy giảm.


Tác giả: Thúy Nga