Yếu tố di truyền trong thoái hoá cột sống

Yếu tố di truyền trong thoái hoá cột sống
Yếu tố di truyền có ảnh hưởng như thế nào trong việc hình thành và phát triển thoái hoá cột sống? Làm thế nào để hạn chế khả năng thoái hoá cột sống do di truyền?

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoái hoá cột sống, một trong số đó là yếu tố di truyền. Vậy di truyền có ảnh hưởng như thế nào trong việc hình thành và phát triển thoái hoá? Làm thế nào để hạn chế khả năng thoái hoá cột sống do di truyền? Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết sau đây.

1. Các nguyên nhân gây thoái hoá cột sống

Thoái hoá cột sống không còn được coi là bệnh của tuổi già. Nó đang có xu hướng trẻ hoá rất nhanh. Có rất nhiều lý do khiến bạn mắc bệnh khi còn trẻ tuổi, bao gồm:

- Do di truyền: Theo nghiên cứu, di truyền là một trong những nguyên nhân gây thoái hoá cột sống. Bố mẹ bị mắc bệnh xương khớp hoặc lão hoá xương khớp sớm thì nguy cơ di truyền cho con sẽ cao hơn. Con cái thừa hưởng yếu tố này thường có phần cột sống óa thoái hóa hơn bình thường.

- Do lối sinh hoạt và công việc: Người làm công việc nặng, công việc văn phòng có nguy cơ mắc thoái hoá cột sống từ tuổi 30. Lý do chủ yếu là vì vận động sai cách kéo dài, thời gian nghỉ ngơi bị hạn chế. Bên cạnh đó, luyện tập quá sức hoặc lối sống quá ù lỳ, sử dụng nhiều bia rượu cũng gây thoái hoá sớm.

- Do các di chứng chấn thương: Vùng xương khớp từng chấn thương rất khó hồi phục hoàn toàn chức năng. Việc không theo dõi và điều trị dứt điểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng, dễ xảy ra tái chấn thương và thoái hóa.

2. Yếu tố di truyền ảnh hưởng ra sao đến thoái hoá cột sống?

Di truyền có ảnh hưởng đến việc mắc bệnh thoái hóa cột sống, tuy nhiên tỉ lệ này không cao. Nếu bố mẹ được chẩn đoán có cơ địa sớm lão hoá thì bạn cần chú ý nhiều hơn đến sức khoẻ xương khớp của mình.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý đến các yếu tố dị dạng bẩm sinh, biến dạng trong kết cấu của của cột sống. Các biến dạng như: cong vẹo cột sống, gù lưng… tạo áp lực lên phần cột sống cao hơn. Tuy nhiên các khuyết tật của xương khớp này không hoàn toàn đến từ yếu tố di truyền.

Có thể nói phần lớn nguyên nhân gây thoái hoá cột sống sớm đến từ nguyên nhân chủ quan. Chính việc duy trì những thói quen không tốt hay các chấn thương đã đẩy nhanh quá trình thoái hoá. Việc chủ quan khi phát hiện các triệu chứng liên quan đến cột sống khiến bệnh trở nên nghiêm trọng. Bệnh nhân thường tìm đến bác sĩ khi quá trình thoái hoá đến giai đoạn khó kiểm soát.

3. Hạn chế quá trình thoái hoá cột sống do các yếu tố di truyền

Thoái hoá cột sống hoàn toàn có thể kiểm soát nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Việc điều trị cũng cần có phác đồ rõ ràng tùy cơ địa bệnh nhân. Việc tự ý sử dụng thuốc không theo chỉ định có thể gây ra những hệ quả khôn lường.

Người có nguy cơ mắc thoái hoá cột sống sớm có yếu tố di truyền nên thực hiện tốt các mẹo sau:

- Kiểm tra sức khoẻ xương khớp thường xuyên. Tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

- Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho xương như: canxi, magie, vitamin…

- Lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức để luyện tập.

- Thường xuyên xoa bóp, thư giãn tại các vùng xảy ra thoái hoá.

- Nghỉ ngơi đúng cách, không giữ nguyên một tư thế quá lâu.

- Tránh làm các việc nặng, tì đè các vật nặng vào vùng cổ, lưng.

- Không nên sử dụng thuốc giảm đau khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

- Hạn chế các va chạm, chấn thương ở vùng đã thoái hoá.

Yếu tố di truyền tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong thoái hoá cột sống nhưng bạn cũng cần phải chú ý. Việc hình thành một lối sống khoa học, hợp lý giúp kiểm soát tốt hơn tình trạng bệnh. Hãy có kế hoạch chăm sóc ngay từ bây giờ để có một khung xương thật vững chắc bạn nhé!


Tác giả: Thùy Dung