Riêng ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 2,9 triệu lượt trẻ mắc viêm phổi, do đó nước ta được xem là 1 trong 15 quốc gia có số lượng trẻ mắc viêm phổi nhiều nhất thế giới. Theo tính toán thì hàng năm vẫn có khoảng 4000 trẻ em Việt Nam chết vì viêm phổi.
Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ người mang mầm bệnh có thể là trẻ nhỏ hoặc người lớn, có thể là từ môi trường lây cho trẻ.
Bệnh có thể xuất hiện trong khi bé đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này, cơ thể của trẻ giảm sức đề kháng và có tổn thương niêm mạc đường hô hấp là cơ hội thuận lợi cho vi trùng xâm nhập và phát triển. Vài ngày sau đó, vi khuẩn và virus có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn.
Ho chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chất nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng đặt chân được vào đây.
Ho từ vừa đến nặng – thường là ho nặng tiếng, nhưng không nhất thiết như vậy.Thở nhanh liên tục (khác với thở nhanh nhất thời khi trẻ bị sốt cao.
Trẻ được coi là thở nhanh khỉ thở trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (trẻ 2 tháng – 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (trẻ trên 1 tuổi). Đếm nhịp thở khi trẻ đang nằm yên, không hoạt động gắng sức. Dùng đồng hồ có kim giây để đếm trong vòng 1 phút.
Thở gắng sức biểu hiện là cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào),co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực. Thở nhanh hay thở gắng sức là phản ứng bù trừ nhưng cơ thể không thể cố gắng mãi. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể suy hô hấp, kiệt sức, nhịp thở chậm lại rồi ngưng thở.
Dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi trẻ hít vào. Khi bé hít vào, phần dưới lồng ngực không phình ra như thường lệ mà lõm vào, nguyên nhân là do cơ hoành phân cách ổ bụng và lồng ngực cũng tham gia vào quá trình thở.
Cơn sốt từ vừa đến sốt cao. Trẻ đau ngực – không chỉ trong khi bị ho, mà cả giữa các cơn ho. Nôn – không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho. Tím tái quanh môi và ở mặt – do thiếu ôxy hay thở rít – đó là biểu hiện của co thắt đường hô hấp.
Nếu cha mẹ thấy con mình có phải 1 trong các triệu chứng nói trên, đặc biệt là thở nhanh hay thở gắng sức thì nên đưa con đi khám bác sĩ ngay trong ngày. Nếu bé có những biểu hiện trên và tím quanh môi và ở mặt thì phải đưa bé đến phòng khám cấp cứu ngay, có thể bé cần oxy. Nhưng dù là ở trong tình huống nào đi chăng nữa, nếu cha mẹ thấy bé có bất cứ nghi ngờ gì hãy gọi điện tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đưa bé đi khám ngay.
Bố mẹ có thể tham khảo danh sách các bệnh viện, phòng khám chữa bệnh viêm phổi dành cho trẻ em dưới đây và chọn một địa chỉ phù hợp và thuận tiện nhất để đưa con đi khám nếu nghi ngờ con có nguy cơ mắc viêm phổi.
Khoa khám tiếp nhận và điều trị trẻ mắc bệnh lao và các bệnh đường hô hấp ở trẻ dưới 15 tuổi và được ứng dụng kỹ thuật trong khám và điều trị bệnh như:
Khoa Nhi của Bệnh viện Phổi trung ương có tham gia nghiên cứu nhiều đề tài nghiên cứu khoa học như:
Khoa Hô hấp của Bệnh viện Nhi Trung ương có chức năng khám, chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh cho bệnh nhân nhi từ 01 tháng đến 15 tháng tuổi có mắc phải các bệnh hô hấp cấp và mãn như:
Khi đến khám, bố mẹ đăng ký và làm thủ tục ở khoa khám bệnh, nhân viên hướng dẫn bạn đưa bé lên phòng khám chuyên khoa Hô hấp với đội ngũ bác sĩ từ khoa Hô hấp của bệnh viện trực tiếp thăm khám. Cần lưu ý các bước khi đi khám như sau:
Bước 1: Đến khoa Khám bệnh
Bước 2: Đăng ký khám bệnh
Bước 3: Đến phòng khám bệnh
Bước 4: Người bệnh có chỉ định xét nghiệm
Người bệnh làm xét nghiệm theo hướng dẫn và lấy kết quả xét nghiệm theo giấy hẹn.
Bước 5: Người bệnh quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ đọc kết quả và kê đơn.
Khoa Hô Hấp Nhi bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn luôn là một trong những địa điểm khám chữa bệnh uy tín hàng đầu cho trẻ em thành phố Hà Nội. Hàng năm, khoa đã khám và điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân nhi, đạt được nhiều thành tựu trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.