Hiện tượng dễ bị gãy xương, xương yếu bất thường: Có thể là dấu hiệu ung thư xương sớm

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Hiện tượng dễ bị gãy xương, xương yếu bất thường: Có thể là dấu hiệu ung thư xương sớm
Xương gãy do ung thư xương - Đây chính là một trong các dấu hiệu của ung thư xương giai đoạn cuối. Hãy tìm hiểu ngay những thông tin bổ ích trong bài viết này.

Ung thư xương là căn bệnh nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh. Trong đó dấu hiệu xương gãy do ung thư xương thường xuất hiện vào giai đoạn bệnh nặng. Nếu lúc này, người bệnh không nhanh chóng tìm đến bệnh viện, trung tâm y tế để được điều trị thì hậu quả sẽ khôn lường.

Ung thư xương trước đây là một căn bệnh hiếm, tuy nhiên những năm trở lại đây nó ngày càng phát triển sản xuất hiện nhiều hơn. Đây là loại bệnh hình thành và phát triển từ tế bào sụn, tế bào xương hay các tế bào mô liên kết với xương.

Ung thư xương thường xuất hiện ở khu vực xương đùi, xương cánh tay, xương chậu, xương chày, hay xương bả vai… Ngoài các cơn đau thì một trong những dấu hiệu ung thư xương đáng báo động của bệnh lý này chính là hiện tượng gãy xương. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết và đầy đủ về dấu hiệu xương gãy do ung thư xương ở phần tiếp theo.

Xương dễ bị gãy, xương yếu bất thường có thể là dấu hiệu ung thư xương

Ung thư xương là bệnh lý do các tế bào ung thư bị mất kiểm soát, tạo nên khối u ác tính ở xương, mô. Khi tế bào ung thư phát triển mạnh chúng sẽ làm xương và phần mô, tủy sống xung quanh yếu đi. Cụ thể, tế bào ung thư tiêu diệt, hủy hoại cấu trúc vùng xương bị bệnh.

Dấu hiệu gãy xương do bệnh ung thư xương hay còn được gọi là gãy xương bệnh lý. Nó chỉ xuất hiện vào giai đoạn nặng của bệnh. Lúc này xương của người bệnh sẽ giòn và xốp, và yếu hơn so với xương của người bình thường, đặc biệt là khu vực có khối u ác tính lưu trú.

Trong quá trình vận động, làm việc hay vô tình gặp tai nạn như ngã, va chạm… người bệnh dễ dàng bị gãy xương. Đặc biệt, khu vực như xương chân, xương hông là nơi có nguy cơ bị gãy nhiều nhất. Bởi đây là những xương có tác dụng gánh đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Bên cạnh đó, những phần xương thường xuyên cử động như xương cẳng tay, xương ngón tay, đốt sống… cũng không nằm ngoài nguy cơ này.

Trước khi xuất hiện dấu hiệu gãy xương, người bệnh sẽ gặp phải các biểu hiện bệnh khác như các cơn đau dữ dội kéo dài, cơ thể mệt mỏi, xuất hiện khối u bất thường, sụt giảm cân nghiêm trọng… Nếu phát hiện những dấu hiệu kể trên cần nhanh chóng tìm đến trung tâm y tế uy tín để được chẩn đoán, điều trị. Bởi nếu đợi đến lúc dấu hiệu gãy xương bệnh lý xuất hiện có nghĩa là bệnh tình đã rất nặng.

Cách chẩn đoán, điều trị gãy xương do ung thư xương

Chụp X-quang: Khi chụp X- quang các bác sĩ sẽ cảnh báo người bệnh vùng xương có có khả năng bị gãy. Lúc này, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật để đặt một thanh kim loại vào khu vực này. Nó có tác dụng chống đỡ vùng xương yếu.

- Phương pháp xạ trị: Phương pháp này sử dụng bức xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư xương. Nó không có tác dụng làm xương cứng và khỏe hơn nhưng ngăn bệnh nhưng sẽ ngăn bệnh không phát triển thêm.

- Bác sĩ sẽ kê các loại đơn tăng canxi, dinh dưỡng giúp phục hồi và tái tạo lại cấu trúc xương của người bệnh.

Có thể nói hiện tượng xương gãy do ung thư xương là dấu hiệu đáng báo động. bởi nó chỉ xảy ra ở giai đoạn ung thư xương nặng. Do đó, ngay khi phát hiện ra dấu hiệu nguy hiểm này, cần nhanh chóng đến ngay bệnh viện, trung tâm ý tế để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu tiếp tục để lâu, bệnh không chỉ gây ra các biến chứng trầm trọng hơn mà còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.


Tác giả: Nguyễn Thị An