Xuất hiện mảng trắng ở vòm họng là bệnh gì? Đề phòng với viêm họng trắng

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Xuất hiện mảng trắng ở vòm họng là bệnh gì? Đề phòng với viêm họng trắng
Là một bệnh viêm họng nặng và thường có các biến chứng thấp tim, viêm khớp, viêm thận ... cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Viêm toàn bộ niêm mạc họng có giả mạc trắng nên được gọi là viêm họng trắng. Vậy có những dấu hiệu viêm họng trắng nào cần chú ý?

1. Bệnh viêm họng trắng là gì?

Viêm họng trắng là một trong 3 loại viêm họng bao gồm đỏ, trắng và loét, nguyên nhân gây bệnh viêm họng trắng chủ yếu là do virus. Bệnh thường gặp ở những người bị cảm cúm sổ mũi hoặc viêm mũi. Bệnh viêm họng trắng tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, giao tiếp và công việc của người bệnh.

Viêm họng trắng là hiện tượng niêm mạc vòm họng bị bao bọc bởi một lớp bựa trắng. Bệnh có nhiều loại khác nhau, cụ thể:

– Viêm họng bựa: Triệu chứng của viêm họng bựa cũng giống như viêm họng đỏ với những biểu hiện như: Ngứa rát cổ họng, đau đầu, sốt, hạch ở cổ họng bị sưng, ngoài ra còn có thể bị mất tiếng, hắt hơi, sổ mũi, có cảm giác chán ăn, mệt mỏi. Tuy nhiên, điểm khác đó là trên mặt amidan có phủ một lớp bựa trắng có thể bóc ra một cách dễ dàng.

– Viêm họng có màng giả: Với chứng bệnh này, cổ họng thường tạo nên một lớp bựa dính chắc hơn, lớp màng giả có màu xám, đôi khi khiến chúng ta phải nghi là bệnh bạch hầu. Chính vì vậy, với trường hợp bệnh này, cần xét nghiệm vi khuẩn cẩn thận. Nếu nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu thì phải tiêm huyết thanh chống bạch hầu ngay để tránh trường hợp mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

– Viêm họng mụn nước và viêm họng hecpet (mụn rộp) do virus bệnh zona và virus hecpet. Thông thường, khi khám sẽ thấy vùng khẩu hầu có màu đỏ rải rác có nhiều mụn nhỏ trắng còn lành hay đã vỡ, giống như những nốt loét nhỏ.

2. Dấu hiệu viêm họng trắng cần đề phòng

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TW: Viêm họng bựa trắng hay viêm họng do liên cầu là bệnh viêm họng cấp nặng. Bệnh rất nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng:

+ Thấp tim

+ Viêm khớp

+ Viêm thận…

Do đó, viêm họng trắng cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi khám sẽ thấy toàn bộ niêm mạc họng có giả mạc màu trắng bao phủ toàn bộ họng hoặc bề mặt amidan.

Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn liên cầu; đặc biệt là liên cầu khuẩn tan huyết ß nhóm A. Loại vi khuẩn này dễ dàng lây truyền bằng đường nước bọt.

Các dấu hiệu viêm họng trắng thường gặp

Diễn biến bệnh viêm họng trắng thường rầm rộ, bệnh nhân sốt cao 380-390C có rét run hoặc ớn lạnh, thể trạng mệt mỏi rõ rệt, nhức đầu nhiều.

- Đau họng, đau khi nuốt, đau nhói lên tai.

Hai amiđan to đỏ thẫm, các khe giãn. Một lớp bựa trắng bao phủ miệng khe. Lớp bựa này đầu tiên màu trắng kem sau trở lên vàng xám và chỉ khu trú ở amiđan và có thể dùng bông chùi đi mà không gây ra chảy máu.

- Trụ trước, trụ sau, lưỡi gà và màn hầu xung huyết đỏ nhưng không nề.

- Ở thành sau họng có vài đảo lympho bị viêm có bựa trắng.

- Dấu hiệu viêm họng trắng có thể gặp là các hạch ở vùng sau góc hàm bị sưng đau.

Khi tiến hành xét nghiệm để nhận biết dấu hiệu viêm họng trắng: Quyệt họng để soi cấy tìm vi khuẩn thấy liên cầu khuẩn tan huyết b nhóm A; Số lượng BC tăng từ 10.000 tới 12.000; Tốc độ máu lắng tăng cao, có thể có albumin trong nước tiểu.

3. Phương pháp phòng tránh bệnh viêm họng trắng

Để phòng tránh bệnh viêm họng trắng, cần phải thực hiện:

Hàng ngày vệ sinh răng miệng sạch sẽ; đánh răng trước và sau khi ăn.

+ Súc miệng hầu họng bằng nước muối sinh lý.

+ Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài bảo vệ đường hô hấp tiếp xúc với bụi bẩn, không khí ô nhiễm… + Tránh dùng nước đá và tránh tình trạng sốc nhiệt, sốc lạnh vào mùa hè.

+ Có chế độ ăn uống khoa học.

+ Giữ sức khỏe thật tốt, nghỉ ngơi hợp lý.

+ Tập luyện thể dục thể thao khoa học nhằm nâng cao sức khỏe một cách tốt nhất.

Một số lưu ý: Diễn biến của bệnh thường kéo dài 10 ngày mới khỏi hẳn, nếu kéo dài lâu hơn sẽ gây ra các biến chứng: Viêm thận, bệnh Osler, thấp tim ở tuần thứ hai, thứ ba.Viêm tấy xung quanh amiđan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, nhiễm trùng huyết, viêm hạch mủ... Chính vì thế, ngay khi có bất kỳ dấu hiệu viêm họng trắng đã nêu trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời.


Tác giả: Thanh Hoa