Polyp túi mật là tình trạng niêm mạc túi mật bị tổn thương dạng u hoặc giả u. Tình trạng này phát triển khiến hoạt động của túi mật bị đảo lộn. Phần lớn dạng polyp túi mật lành tính, chỉ có một số có khả năng phát triển thành ác tính.
Polyp túi mật là một căn bệnh phổ biến với nhiều người. Độ tuổi mắc bệnh vào khoảng 30 – 50. Tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ cao hơn nam giới. Xét trong các cộng đồng dân cư, tỷ lệ này đạt ngưỡng 0,3 – 9%.
Polyp túi mật có thể do nhiều tác nhân tạo nên (Ảnh: Baomoi.com)
Polyp có thể được tạo ra bởi nhiều nguyên nhân như rối loạn đường máu, mỡ máu; rối loạn chức năng gan – mật; béo phì, thừa cân; dinh dưỡng bổ sung cơ thể không thích hợp; gan nhiễm mỡ, bị viêm do virus.
Các dạng polyp túi mật lành tính thường là u giả. Đây là các loại do những tinh thể cholesterol bám dính lên thành túi mật. Vậy nên chúng có tên gọi là polyp cholesterol. Kích thước của loại này thường nhỏ hơn 10mm và có cuống nhỏ dễ rời khỏi niêm mạc.
Tỷ lệ thành u ác tính của polyp cholesterol hầu như không có. Kích thước và số lượng của chúng cũng phong phú nhưng không phải dạng nào cũng có tỷ lệ gây bệnh cao. Một số trường hợp có nhiều polyp trong túi mật với nhiều kích thước khác nhau (có thể tới 40mm). Cũng có trường hợp xử lý polyp túi mật không quá khó khăn dù cho vừa có tpolyp úi mật vừa có sỏi túi mật.
Polyp túi mật không có triệu chứng gì rõ ràng. Việc phán đoán và xử lý polyp túi mật qua biểu hiện bên ngoài thường không có tỷ lệ thành công cao. Cách chẩn đoán chính xác nhất là khám tổng thể hoặc khám siêu âm ổ bụng để đoán bệnh.
Chỉ có những trường hợp polyp túi mật quá lớn thì mới có khả năng phát hiện từ bên ngoài. Tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 6% - 7%. Các triệu chứng phổ biến nhất gồm: co cứng nhẹ vùng dưới sườn phải, đau tức, buồn nôn, nôn, đau thượng vị, chậm tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
Phần lớn trường hợp xử lý polyp túi mật không quá phức tạp (Ảnh: Thanh Niên)
Dẫu vậy, polyp túi mật khá hiếm có triệu chứng cấp tính như viêm đường mật hoặc sỏi mật. Chỉ có trường hợp polyp túi mật mới kèm theo biểu hiện sỏi túi mật nhiễm trùng. Vậy nên, triệu chứng polyp túi mật có những nét tương đồng với bệnh lý dạ dày – tá tràng, sỏi đường mật hoặc túi mật mãn tính.
Tốt nhất, bệnh nhân nên chẩn đoán bệnh để chắc mình có bị mắc bệnh không nhằm tìm phương hướng xử lý polyp túi mật kịp thời. Các xét nghiệm có thể gồm xét nghiệm chức năng mật, nội soi, siêu âm, sinh thiết, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính,…)
Phần lớn polyp túi mật sở hữu kích thước dưới 10mm. Tỷ lệ thành ác tính của dạng này không cao. Vậy nên, nếu không có triệu chứng gì khác thường (rối loạn tiêu hóa, sốt, đau bụng, đau vùng hạ sườn phải) thì bệnh nhân không cần quá lo lắng. Các biện pháp xử lý polyp túi mật chưa cần thiết phải dùng tới. Bệnh nhân có thể sống chung với bệnh.
Định kỳ 3 – 6 tháng, bệnh nhân cần tiến hành siêu âm định kỳ để kiểm tra tình hình bệnh. Nếu có dấu hiệu polyp phát triển (kích thước tăng, chân lan rộng, đau bụng vùng hạ sườn phải, rối loạn tiêu hóa,…) , bạn sẽ được bác sỹ cung cấp phác đồ điều trị bệnh. Nếu cần thiết, biện pháp phẫu thuật cắt bỏ polyp túi mật sẽ được áp dụng.
Với dạng polyp giả, bạn cần cần điều chỉnh chế độ ăn sao cho thích hợp là được. Chế độ này cần đảm bảo không nhiều chất béo, mỡ, lòng động vật, thịt đỏ (thịt trâu, bò, chó), tôm. Nếu xử lý polyp túi mật bằng cách cắt bỏ thì bệnh nhân cần dùng thức ăn dễ tiêu hóa và khám bệnh định kỳ để theo dõi bệnh tình.