Xoắn tinh hoàn và những điều cần biết

Xoắn tinh hoàn và những điều cần biết
Xoắn tinh hoàn là một rối loạn bất thường gây đau rát cản trở sinh hoạt và còn có thể gây mất khả năng làm bố nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ tăng vốn hiểu biết về bệnh lý này góp phần bảo vệ sức khoẻ sinh sản cho bạn.

1. Xoắn tinh hoàn là gì?

Là tình trạng tinh hoàn xoắn thừng quanh trục gây tắc nghẽn lưu thông máu gây viêm sưng đau, đặc biệt biểu hiện rõ khi đi tiểu tiện.

Đây còn gọi là bất thường quả lắc, dẫn đến tinh hoàn không nằm theo trục thẳng mà nằm ngang, khiến xoắn thừng tinh.

2. Triệu chứng thường gặp

Cơn đau xuất hiện đột ngột một bên tinh hoàn một cách dữ dội trong khoảng 6 giờ phát bệnh. Bệnh nhân quan sát thấy bìu sưng to, một bên tinh hoàn cao hơn bình thường. Bên cạnh đó bệnh nhân còn có thể bị đau bụng, nôn mửa.

3. Đối tượng hay mắc phải bệnh

Bệnh xuất hiện đặc biệt nhiều vào độ tuổi dậy thì ở nam giới, trong khoảng 10 - 25 tuổi. Có khoảng 65% xoắn tinh xảy ra ở độ tuổi 12-18 tuổi, tỉ lệ mắc phải trước độ tuổi 25 ở nam giới là 1/4000 người.

Những người bị bất thường bẩm sinh ở tinh hoàn và những người từng bị xoắn tinh hoàn vẫn có khả năng mắc bệnh trở lại nếu điều trị chưa triệt để.

Ảnh 2.

Ảnh: Internet

4. Thời điểm phát bệnh thường gặp

Xoắn tinh hoàn xuất hiện chủ yếu khi nam giới bị chấn thương bìu, vận động thể chất quá mạnh và khi ngủ. Bệnh phát nhiều hơn vào thời tiết lạnh, thân nhiệt thấp.

5. Biến chứng

Xoắn tinh hoàn cực kỳ nguy hiểm vì nếu chậm trễ chữa trị có thể gây hoại tử nhiễm khuẩn tinh hoàn và các mô xung quanh. Thậm chí gây tổn thương biến dạng tinh hoàn nghiêm trọng dẫn đến phải cắt bỏ gây ảnh hưởng 50% sức khoẻ sinh sản.

6. Cách điều trị

Xoắn tinh hoàn là bệnh lý tuyệt đối không thể xem thường, bệnh cần được khẩn cấp chữa trị càng sớm càng tốt khi bắt đầu phát triệu chứng.

Để chẩn đoán bệnh xoắn tinh hoàn phải tiến hành các xét nghiệm có liên quan, hình ảnh scan phóng xạ và tiến hành phẫu thuật tháo xoắn.

Tháo xoắn càng tiến hành sớm càng bảo toàn tốt chức năng sinh sản, nếu trước 6 giờ thì tỉ lệ bệnh 90 -100 %, trước 12 giờ tỉ lệ là 50% và sau 12 giờ - 24 giờ tỉ lệ này chỉ còn 10% để cứu được tinh hoàn.

7. Những lưu ý sau phẫu thuật

Bệnh nhân sau khi phẫu thuật Xoắn tinh hoàn không nên hoạt động thể chất mạnh, ngoài ra ở độ tuổi trưởng thành tránh quan hệ tình dục sau khi phẫu thuật cho đến khi sức khoẻ ổn định trở lại.

8. Tăng cường kiến thức sinh sản

Các bậc phụ huynh có con trai trong độ tuổi dậy thì cũng như nam giới nên trang bị cho bản thân những kiến thức quan trọng nhằm phòng ngừa khi xuất hiện xoắn tinh hoàn có thể điều trị nhanh chóng hơn. Vì tỉ lệ cứu được tinh hoàn có thể đạt 100% nếu đến bệnh viện điều trị sớm ở chuyên khoa tiết niệu.

Nếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh cha mẹ nên đưa bé đến ngay bác sĩ để phẫu thuật tránh những vấn đề nội tiết tố sinh sản sau này.

Tác giả: Huyền Trang