Xơ Gan: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị và Phòng Tránh

Xơ Gan: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị và Phòng Tránh
Xơ gan là tình trạng các mô sẹo liên tục thay thế các tế bào gan bị tổn thương trong một thời gian dài. Các mô sẹo xuất hiện càng nhiều sẽ ngăn chặn lượng máu lưu thông qua gan, dẫn đến suy giảm chức năng gan, dễ tiến triển thành suy gan, ung thư gan.

Gan là cơ quan lớn thứ 2 trong cơ thể, tùy theo kích thước và trọng lượng của mỗi người, gan có thể nặng từ 1,1 -> 1,8 kg. Gan hoạt động liên tục giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể sử dụng được, lưu trữ các chất này đồng thời cung cấp cho các tế bào khi cần thiết.

Gan cũng chính là nơi tiếp nhận các chất độc hại và biến đổi chúng thành các chất vô hại hoặc đào thải chúng ra khỏi cơ thể.

1. Bệnh xơ gan là gì?

Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người ngày càng phải tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại như ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, uống nhiều bia rượu, sử dụng nhiều loại chất kích thích,...làm suy giảm chức năng gan và gia tăng áp lực cho gan.. Bên cạnh đó, nếu cơ thể bị nhiễm các loại virus như viêm gan B, viêm gan C, chúng sẽ xâm nhập vào gan và phá hủy các tế bào gan, gây ra các biến chứng nguy hiểm.

bệnh xơ gan

Xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương trong một thời gian dài dẫn đến suy giảm chức năng gan.

Xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương trong một thời gian dài, các mô sẹo sẽ liên tục thay thế các tế bào bị tổn thương hình. Khi các mô sẹo xuất hiện càng nhiều sẽ làm đảo lộn cấu trúc bình thường của gan, ngăn chặn dòng máu lưu thông qua gan và làm suy giảm chức năng gan nhiêm trọng.

2. Nguyên nhân gây xơ gan

Có rất nhiều yếu tố gây ra xơ gan nhưng nguyên nhân chủ yếu là do:

- Xơ gan Virus: người bị nhiễm virus viêm gan B, C nếu không được điều trị trong thời gian dài hoặc chữa không đúng cách thì virus sẽ phá hủy tế bào gan, gây ra xơ gan và các tổn thương nghiêm trọng khác.

- Sử dụng nhiều bia, rượu, thuốc lá: lượng độc tố lớn trong bia, rượu, thuốc lá không được gan đào thải hết sẽ tích tụ, làm suy giảm chức năng gan. Gan phải hoạt động nhiều để đào thải các chất độc, làm tăng men gan dẫn đến xơ gan.

- Nhiễm ký sinh trùng: thói quen ăn uống mất vệ sinh, không khoa học có thể khiến người bệnh nhiễm sán lá gan, do đó tăng nguy cơ bị xơ gan.

- Nhiễm hóa chất độc hại: một số loại hóa chất độc hại như chì, thủy ngân, thạch tín nếu xâm nhập vào cơ thể trong một thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ mắc xơ gan.

- Bệnh di truyền: Bệnh Wilson, Hemochromatosis gây tích tụ đồng, sắt trong cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến xơ gan.

- Nguyên nhân gây xơ gan khác: nghẽn ống dẫn mật, dùng quá liều thuốc Acetaminophen, béo phì,...

nguyen-nhan-gay-xo-gan

Nguyên nhân gây xơ gan gồm: virus viêm gan, môi trường độc hại, uống nhiều bia rượu, sử dụng thuốc tây....


3. Các giai đoạn của xơ gan và triệu chứng đi kèm

Bệnh xơ gan được chia làm 2 giai đoạn bệnh:

3.1. Giai đoạn còn bù (tiềm tàng)

Giai đoạn còn bù là giai đoạn đầu của xơ gan. Ở giai đoạn này, trong gan đã hình thành các vết sẹo nhưng chức năng gan vẫn chưa bị suy giảm nghiêm trọng.

Triệu chứng xơ gan ở giai đoạn này rất mờ nhạt, gần như không có biểu hiện rõ ràng. Người bệnh vẫn hoạt động, làm việc bình thường và có thể có một số triệu chứng như:

+ Ăn khó tiêu

+ Đau nhẹ hạ sườn phải

+ Mệt mỏi

+ Lòng bàn tay son

+ Có sao mạch ở cổ, ngực

+ Gan to chắc, lách to

3.2. Giai đoạn mất bù (tiến triển)

Giai đoạn mất bù (hay còn gọi là xơ gan cổ trướng) là giai đoạn cuối của xơ gan. Ở giai đoạn này, cấu trúc gan đã bị hư hỏng nặng nề và chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng. Bệnh xơ gan giai đoạn mất bù có thể phát triển thành ung thư gan, đe dọa tính mạng của người bệnh với tỷ lệ tử vong rất cao.

Triệu chứng xơ gan ở giai đoạn mất bù rất rõ ràng bao gồm:

+ Triệu chứng lâm sàng: mệt mỏi, chán ăn, sức khỏe giảm sút, làm việc kém tập trung

+ Rối loạn tiêu hóa: khó tiêu, ăn uống kém, trướng hơi, đầy bụng

+ Xuất huyết tiêu hóa: đi ngoài phân đen do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản dạ dày, nôn ra máu

+ Vàng da, sạm da, có sao mạch

+ Chảy máu chân răng, ngứa ngáy

+ Cổ trướng dịch thấm

+ Phù mềm ở chân

+ Lách to

+ Vú to ở nam giới

+ Những tính mạch nổi trên thành bụng có màu xanh trên rốn và mạng sườn do vòng nối cửa chủ vùng bụng xuất hiện

+ Hôn mê gan

+ Suy thận

4. Điều trị xơ gan

4.1. Xơ gan còn bù

Do xơ gan còn bù là giai đoạn đầu của bệnh với các triệu chứng rất mờ nhạt nên việc phát hiện bệnh ở giai đoạn này rất khó khăn.

Người bị xơ gan còn bù nếu được phát hiện bệnh sớm thì sẽ có cơ hội chữa khỏi bệnh cao. Do đó, nếu bạn nằm trong nhóm những người có nguy cơ bị xơ gan cao thì cần sớm đến bệnh viện kiểm tra để phát hiện bệnh kịp thời.

xơ gan còn bù

Người bị xơ gan còn bù nếu được phát hiện sớm thì cơ hội khỏi bệnh là rất cao.

Điều trị xơ gan còn bù

Để điều trị xơ gan còn bù, người bệnh cần phải loại bỏ hoàn toàn các nguyên nhân gây ra bệnh để không làm tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Cụ thể:

+ Người bị xơ gan do virus viêm gan B, C: cần phải kiểm soát lượng virus trong máu, ngăn ngừa không để virus tấn công, phá hủy các tế bào gan

+ Người bị xơ gan do bia rượu: Cần phải kiêng bia, rượu hoàn toàn

+ Người bị xơ gan do sử dụng thuốc Tây: cần phải trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý kịp thời.

Cách ăn uống

Tất cả các bệnh nhân bị xơ gan còn bù cần có chế độ ăn uống khoa học, đa dạng, bổ sung đầy đủ protein, vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn đồ chiên, xào mà thay vào đó là đồ luộc, hấp, cần ăn nhạt để giảm nguy cơ mắc biến chứng phù nề, cổ trướng.

Người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi khoa học, tránh căng thẳng, làm việc quá sức. Việc sử dụng thuốc, nhất là các thuốc chuyển hóa tại gan cần phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc để tránh làm tổn thương gan và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.

che-do-dinh-duong-cho-nguoi-bi-xo-gan-con-bu

Người bị xơ gan còn bù nên ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ protein, vitamin, khoáng chất, hạn chế đồ chiên xào.

4.2. Xơ gan mất bù

Theo các bác sĩ, nếu như người bị mắc xơ gan ở giai đoạn còn bù nếu được phát hiện sớm thì có thể sống thêm từ 10 - 20 năm. Ở giai đoạn mất bù, người bệnh chỉ có thể sống thêm từ 1 - 3 năm, trong đó có khoảng 50% bệnh nhân chỉ sống sót trong vòng chưa đầy 1 năm.

Tuy vậy, điều này còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các biến chứng, tình trạng sức khỏe tổng thể và quá trình điều trị của người bệnh.

Điều trị xơ gan mất bù

Các phương pháp điều trị xơ gan mất bù bao gồm:

+ Cắt giảm lượng muối: Người bệnh cần cắt giảm lượng muối, tránh các chất thay thế muối có chứa kali. Lý do là một số loại thuốc trong quá trình điều trị xơ gan mất bù có thể khiến nồng độ kali tăng cao.

+ Ngừng uống rượu

+ Giảm lượng nước uống

+ Bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc lợi tiểu để giúp loại bỏ bớt chất lỏng ra khỏi cơ thể người bệnh

+ Trong một số trường hợp, nếu người bệnh cảm thấy khó thở hoặc thuốc lợi tiểu không phát huy được tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ chất lỏng trong ổ bụng của người bệnh bằng kỹ thuật chọc hút ổ dịch cổ trướng, giúp người bệnh tránh biến chứng suy gan.

+ Trong trường hợp các phương pháp điều trị trên không hiệu quả, bác sĩ sẽ dùng phương pháp TIPS - một phương pháp tạo shunt cửa- chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh trong phải, được chỉ định cho các trường hợp chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản mà các biện pháp nội soi và nội khoa không mang lại hiệu quả; dự phòng chảy máu tái phát ở bệnh nhân xơ gan tăng áp lực tĩnh mạch cửa đã điều trị bằng các biện pháp nội soi không đạt hiệu quả; cổ trướng dai dẳng và hội chứng Budd - Chiari.

Cách ăn uống (hoặc chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi)

+ Đối với người bị xơ gan ở giai đoạn cuối bị phù hai chân do chức năng tổng hợp protein giảm dẫn đến tình trạng nước thoát ra khỏi tế bào gây phù nề, ăn uống kém, di chuyển khó khăn. Do vậy, khi nằm người bệnh cần kê cao chân hơn so với tim vì tư thế này sẽ giúp cải thiện tình trạng phù nề. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải vệ sinh mũi, miệng sạch sẽ, đặc biệt là khi có chảy máu chân răng, chảy máu cam để phòng ngừa nhiễm trùng răng, miệng và tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn.

+ Người bệnh cần được nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng mát, hạn chế người ra vào hỏi thăm nhiều.

*Mọi thông tin điều trị trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý áp dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

5. Phòng ngừa xơ gan

Để phòng tránh xơ gan, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Tiêm phòng virus viêm gan B, C, D

+ Thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh lây nhiễm virus viêm gan B, C, D

+ Ăn uống khoa học, lành mạnh: chọn ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc. Giảm lượng chất béo và tránh ăn đồ chiên rán, tăng cường trái cây và rau xanh trong chế độ ăn uống hàng ngày

+ Tránh ăn thức ăn sống, nên ăn chín uống sôi để không bị nhiễm ký sinh trùng

+ Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc gây hại cho gan

+ Thực hiện lối sống lành mạnh: Không uống bia, rượu, không sử dụng chất kích thích

+ Tuyệt đối không thức quá khuya (khoa học khuyến cáo sau 23h gan mật làm việc, do vậy cần nghỉ ngơi trước thời gian này để tránh gia tăng áp lực cho gan).

+ Điều trị tốt các bệnh về đường mật

+ Dự phòng và điều trị tốt các bệnh viêm gan cấp tính và mãn tính

+ Kiểm tra gan định kỳ 6-12/tháng/lần

+ Thường xuyên rèn luyện thể thao nâng cao sức đề kháng, ưu tiên tập luyện các bài tập tốt cho gan, cải thiện hệ tiêu hóa

phòng ngừa xơ gan

Để phòng tránh xơ gan, chúng ta cần tiêm phòng virus viêm gan đầy đủ, ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục, thể thao.


6. Các câu hỏi thường gặp về bệnh xơ gan

6.1. Xơ gan có chữa được không?

Như đã nêu ở trên, xơ gan có thể chữa được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu như bệnh được phát hiện sớm ở giai đoạn còn bù, tức là khi gan chưa bị tổn thương nhiều và người bệnh được điều trị đúng cách và kịp thời thì cơ hội khỏi bệnh là rất cao.

Nhưng nếu bệnh không được phát hiện sớm, khi phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn mất bù thì cơ hội chữa khỏi không còn. Mục đích điều trị xơ gan giai đoạn mất bù chỉ là điều trị triệu chứng, làm chậm tiến triển của bệnh và hạn chế tiến triển xấu hay biến chứng.

6.2. Xơ gan sống được bao lâu?

Người bị bệnh xơ gan sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phát hiện xơ gan ở giai đoạn nào, khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân ra sao, ảnh hưởng từ các bệnh lý khác, thể trạng và cách chăm sóc bệnh nhân...

Nhìn chung, về tiên lượng sống cho bệnh nhân xơ gan, nếu xơ gan được phát hiện ở giai đoạn sớm (giai đoạn còn bù) và bệnh nhân được điều trị đúng cách thì thời gian sống sẽ lên tới 20 năm.

Nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn cuối (giai đoạn mất bù hay xơ gan cổ trướng) thì thời gian sống chỉ còn từ 1-3 năm.

6.3. Xơ gan có nguy hiểm không?

Xơ gan là một trong "tứ chứng nan y". Bệnh xơ gan nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng gan nghiêm trọng. Nếu nặng hơn gan sẽ không hoạt động được nữa, do đó cơ thể mất đi chức năng trao đổi chất, sức đề kháng của người bệnh bị giảm và dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và ống mật, đường ruột và đường tiết niệu, gây nguy hại đến tính mạng con người.

6.4. Bệnh xơ gan có lây không?

Xơ gan không phải là bệnh có thể dễ dàng lây từ người này sang người khác. Xơ gan có lây hay không thì còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Cụ thể như sau:

- Nếu bị xơ gan do thường xuyên uống bia, rượu, tiếp xúc lâu dài với thực phẩm bẩn, thuốc tây, hóa chất độc hại thì bệnh xơ gan hoàn toàn không lây nhiễm cho người khác.

- Nếu bị xơ gan do bị viêm gan virus (đặc biệt là virus viêm gan B, C) thì nguy cơ lây nhiễm cho người khác qua đường máu là rất cao. Khi người thân bị lây virus viêm gan từ người bị xơ gan thì khả năng tiến triển thành bệnh viêm gan mãn tính và nguy cơ xơ gan là rất cao.

Tác giả: Phạm Trang