Xơ gan cổ trướng là bệnh gì? Các phương pháp chẩn đoán và điều trị

Xơ gan cổ trướng là bệnh gì? Các phương pháp chẩn đoán và điều trị
Bệnh xơ gan cổ trướng là căn bệnh về gan rất phổ biến hiện nay. Bệnh thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân và được biểu hiện bằng một số triệu chứng đặc trưng.

Bệnh xơ gan cổ trướng (xơ gan mất bù) là căn bệnh về gan rất phổ biến hiện nay. Bệnh thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân và được biểu hiện bằng một số triệu chứng đặc trưng. 

1. Xơ gan cổ trướng là gì? Triệu chứng của xơ gan cổ trướng

Xơ gan cổ trướng là thuật ngữ được dùng để mô tả các biến chứng của bệnh gan tiến triển. Xơ gan còn bù thường không có bất kỳ triệu chứng nào vì gan vẫn có thểhoạt động bình thường. Khi chức năng gan suy giảm, xơ gan còn bù sẽ trở thành xơ gan còn bù (xơ gan cổ trướng).

Các triệu chứng thường gặp của bệnh xơ gan cổ trướng gồm có:

- Vàng da.

- Dễ chảy máu hoặc bầm tím.

- Bụng phình to do tích tụ chất lỏng (cổ trướng).

- Phù nề.

- Chứng não gan.

- Buồn nôn.

- Chán ăn và sút cân không kiểm soát.

- Tinh hoàn co lại và vú phát triển ở nam giới.

- Có cảm giác ngứa ngáy ở một số vùng trên cơ thể.

2. Nguyên nhân gây bệnh xơ gan cổ trướng

Xơ gan cổ trướng là giai đoạn tiến triển của bệnh xơ gan. Xơ gan cổ trướng xảy ra khi vết sẹo gan trở nên nghiêm trọng. Thậm chí là khiến cho gan không thể hoạt động như bình thường. Bất cứ điều gì gây tổn hại cho gan đều có thể dẫn đến sẹo gan và xơ gan cổ trướng. Các nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh xơ gan là:

- Tiêu thụ rượu trong thời gian kéo dài.

- Viêm gan B hoặc viêm gan C mãn tính.

- Tình trạng tích tụ mỡ trong gan.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác cũng có thể gây ra bệnh xơ gan cổ trướng. Chẳng hạn như:

- Tích tụ sắt hoặc đồng trong cơ thể.

- Xơ nang.

- Các căn bệnh tự miễn của gan.

- Nhiễm trùng gan.

- Tổn thương ống mật.

- Sử dụng một số loại thuốc như methotrexate.

3. Chẩn đoán xơ gan cổ trướng

Thông thường, các bác sĩ sẽ chẩn đoán xơ gan cổ trướng khi bệnh nhân có các triệu chứng như vàng da hoặc rối loạn tâm thần. Bác sĩ có thể chẩn đoán bằng cách làm xét nghiệm máu để xác định chức năng gan như:

- Lấy một mẫu huyết thanh để đưa ra một mô hình cho điểm bệnh gan giai đoạn cuối (MELD). Điểm MELD là công cụ chẩn đoán được sử dụng phổ biến nhất cho bệnh gan tiến triển. Điểm MELD sẽ dao động từ 6 đến 40.

- Sinh thiết bằng cách lấy một mẫu mô gan nhỏ và phân tích nó. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định gan của bệnh đã tổn thương đến mức nào.

- Xét nghiệm hình ảnh nhằm xem xét kích thước và hình dạng của gan và lá lách người bệnh. Các xét nghiệm hình ảnh thường dùng là MRI, siêu âm, CT scan, cộng hưởng từ đàn hồi và đo độ đàn hồi thoáng qua.

Xơ gan cổ trướng là bệnh gì? Các phương pháp chẩn đoán và điều trị - Ảnh 4.

4. Điều trị xơ gan cổ trướng

Điều trị xơ gan cổ trướng thường có được tiến hành để kiểm soát tình trạng bệnh, Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các phương điều trị gần như không thể giúp điều trị dứt điểm. Điều này cũng có nghĩa là bệnh nhân xơ gan cổ trướng chính là ứng cử viên cho ghép gan. Nhất là khi bệnh nhân có điểm MELD là 15 hoặc cao hơn, ghép gan sẽ được khuyến khích.

Ghép gan được thực hiện với một phần hoặc toàn bộ gan từ một người hiến tạng. Mô gan có thể tái tạo, vì vậy bệnh nhân có thể nhận được một phần gan từ một người hiến tặng còn sống. Cả gan được ghép và gan của người hiến sẽ được tái tạo trong khoảng một vài tháng .

Mặc dù ghép gan là một lựa chọn đầy hứa hẹn, nhưng đây là một thủ tục phức tạp. Do đó, trước khi được ghép gan bệnh nhân sẽ được đánh giá về các khía cạnh như:

- Giai đoạn và mức độ tiến triển của bệnh.

- Tiền sử bệnh.

- Sức khỏe thể chất và tinh thần.

- Hệ thống hỗ trợ tại nhà.

- Khả năng đáp ứng với các hướng dẫn sau phẫu thuật.

- Tiên lượng sống phẫu thuật.

Để đánh giá đúng tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ yêu cầu làm một số xét nghiệm như:

- Khám sức khỏe tổng quát.

- Xét nghiệm máu.

- Xét nghiệm chẩn đoán tình trạng của tim, phổi và một số cơ quan khác.

- Các xét nghiệm hình ảnh.

- Sàng lọc ma túy và rượu.

- Xét nghiệm HIV và viêm gan.

- Kiểm tra, đánh giá tâm lý.

Ngoài ra, khi điều trị, bệnh nhân cũng nên thực hiện một số biện pháp chăm sóc sức khỏe. Chẳng hạn như:

- Theo một chế độ ăn ít muối.

- Không sử dụng ma túy và rượu.

- Uống thuốc lợi tiểu theo chỉ định.

- Dùng thuốc kháng vi rút để kiểm soát viêm gan B hoặc C mạn tính.

- Hạn chế lượng chất lỏng.

- Dùng thuốc kháng sinh để điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn nào.

- Uống thuốc giúp đông máu.

- Dùng thuốc để cải thiện lưu lượng máu đến gan.

- Trải qua một thủ tục để loại bỏ chất lỏng từ bụng.

5. Xơ gan cổ trướng ảnh hưởng đến tuổi thọ như thế nào?

Xơ gan cổ trướng có thể làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân. Nói cách khác, điểm MELD càng cao thì cơ hội sống sót sau 3 tháng sẽ càng thấp.

Ví dụ: Nếu có điểm MELD từ 15 trở xuống, bệnh nhân có 95% cơ hội sống sót trong ít nhất 3 tháng nữa. Nếu có điểm MELD là 30, tỷ lệ sống ba tháng của bệnh nhân xơ gan cổ trướng là 65%. Đây chính là lý do tại sao những người có điểm MELD cao hơn sẽ được ưu tiên trong danh sách người hiến tạng.

Ghép gan làm tăng đáng kể tuổi thọ. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể trở lại hoạt động bình thường sau khi ghép gan. Tỷ lệ sống sót 5 năm sau phẫu thuật ghép gan là khoảng 75%. Bệnh xơ gan cổ trướng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, bệnh nhân cần chú ý đến các triệu chứng của bệnh để thăm khám và điều trị sớm.


Tác giả: Thùy Dung