Theo mạng xã hội đưa tin, một vài người dân tại phường Thanh Xuân Trung, Hà Nội mỗi lần đi chợ mua thực phẩm hay nhận hàng qua online đều cầm theo 1 chai cồn nhỏ 70 độ để xịt quanh lớp nilong bọc bên ngoài. Như chị Nguyễn Kiều Hoa nghĩ rằng việc làm này sẽ tránh nguy cơ mang virus SARS-Cov-2 từ bên ngoài vào nhà. Không ngoại trừ thực phẩm, tất cả hàng hóa khác chị đều làm theo phương pháp này. Vậy chuyên gia sẽ nói gì về việc xịt cồn lên thực phẩm?
Đọc thêm:
Không chỉ phổi, Covid-19 còn tấn công gan, 3 đối tượng bị gan mãn tính nên đặc biệt lưu ý
Các dấu hiệu cho thấy bạn có thể đã mắc COVID-19
Theo BS. Bùi Thị Yến Nhi, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cơ sở 3 cho biết khả năng lây lan của virus SARS-CoV-2 qua thực phẩm ở mức độ thấp nên hoàn toàn không cần xịt vào các túi thực phẩm. Điều quan trọng nhất là giữa người với người luôn tuân thủ 5K của Bộ Y tế, tuân thủ khoảng cách và khử khuẩn tại nhà. Việc xịt cồn lên thực phẩm là không cần thiết, cho nên xịt cồn lên thực phẩm không giúp hạn chế sự lây nhiễm của virus.
Còn với thông tih từ WHO, không có bằng chứng Covid-19 lây qua thực phẩm, chuyên gia WHO Micheal Ryan khẳng định.
"Mọi người đã quá đủ lo sợ về đại dịch COVID-19. Không nên lo sợ thực phẩm hay việc đóng gói, xử lý, giao nhận thực phẩm. Không có bằng chứng nào cho thấy thực phẩm hay chuỗi thực phẩm góp phần trong sự lây nhiễm của virus. Thực phẩm, về khía cạnh COVID-19, là an toàn - chuyên gia Micheal Ryan cho biết thêm.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật CDC Hoa Kỳ, quá trình nấu chín thực phẩm với nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt nhưng mầm mống virus, trong đó cả SARS-CoV-2. Vì những khẳng định trên, chúng ta hoàn toàn không cần thiết (hoặc không nên) xịt cồn lên thực phẩm khi mang về nhà. Tuy nhiên, việc ăn chín uống sôi là điều thực sự cần thiết.
Mặc dù hiện tại chưa có bằng chứng khoa học về việc 1 người nhiễm virus SARS-CoV-2 từ thực phẩm hoặc bao bì thực phẩm, nhưng không loại trừ người nhiễm bệnh sau khi chạm vào bề mặt thực phẩm có chứa virus và chạm lên mặt của họ. Do đó, cách xử lý và chuẩn bị thực phẩm đúng cách là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh an toàn:
- Rửa sạch tay trước khi xử lý bất kỳ thực phẩm (hoa quả, thức ăn) nào
- Loại bỏ mọi bao bì và lớp nilong đựng thực phẩm vào thùng rác có nắp đậy
- Đặt lên đĩa sạch và rửa thực phẩm dưới vòi nước sạch
- Không xịt cồn lên thực phẩm, hoa quả hay rau củ, chỉ xịt lên các bề mặt như tay nắm cửa, cầu thang...
- Dùng thớt sạch để chế biến thực phẩm, đảm bảo đồ ăn luôn chín trước khi bày lên bàn.
- Rửa tay bằng xà phòng và nước ít nhất 20 giây trước khi ăn và đảm bảo gia đình của bạn cũng làm như vậy.
- Nếu đồ ăn còn thừa, hãy đựng trong các bao bì mới dễ phân hủy, hoặc đựng trong các hộp thủy tinh có nắp đậy, chú ý hạn sử dụng của thực phẩm.
- Loại bỏ ngay thức ăn dễ phân hủy, lên men theo cách thích hợp và hợp vệ sinh, tránh tích tụ rác thải có thể thu hút sinh vật gây hại.
Thường xuyên vệ sinh cá nhân, nhà cửa là biện pháp phòng ngừa mắc Covid-19 tốt nhất.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, khoảng thời gian virus SARS-CoV-2 tồn tại trên bề mặt trung bình khoảng 5 ngày tùy theo chất liệu, nhiệt độ, độ ẩm. Ví dụ bề mặt gỗ là 4-5 ngày, giấy 3-5 ngày, nhựa và kim loại khoảng 5 ngày… Vì vậy, việc làm sạch thường xuyên nhà cửa, vệ sinh cá nhân là một trong những biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa dịch bệnh.
Khử trùng bằng cồn có nồng độ ít nhất từ 60% - 70% các bề mặt vật chất mà cơ thể thường xuyên tiếp xúc phải như điện thoại, bàn phím, tay nắm cửa, mặn bàn ghế, vòi nước… Sau khi thao tác xong cần rửa lại tay bằng nước sát khuẩn hoặc xà phòng, liên tục đeo khẩu trang khi làm việc.
Ngoài ra, BS. Yến Nhi còn khuyến cáo nếu đang sinh sống trong vùng dịch, nên chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị của Chính phủ, hạn chế tối đa giao tiếp với người ngoài, rửa sạch tay mỗi khi về nhà, sát khuẩn tay bằng xà phòng ít nhất 20 giây và vệ sinh quần áo bằng bột giặt thường xuyên.
Đặc biệt, chúng ta cần giữ cho nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ bằng cách mở tối đa các loại cửa ra vào, cửa sổ, dùng quạt để cải thiện luồng không khí. Việc ngồi trong phòng kín và bật máy lạnh quá lâu thực sự nguy hiểm khi sẽ trở thành môi trường thích hợp cho virus phát triển.
- Thiết lập vị trí giao hàng không tiếp xúc trực tiếp như tại cửa nhà
- Cố gắng xây dựng bữa ăn dinh dưỡng trong khoảng 1 tuần để giảm số lần tiếp xúc cần thiết
- Nâng cao sức khỏe bằng các thức ăn bổ dưỡng, tránh đồ ăn nhanh, dễ hỏng hay đồ uống có chất kích thích, có gas…
- Cần trang bị kính chống giọt bắn, khẩu trang, găng tay… để đảm bảo không tiếp xúc với người bán hàng
- Giãn cách trên 2m và tránh chỗ bán hàng tập trung đông người
- Tránh mua hàng trong siêu thị hay không gian kín, bởi ngoài trời sẽ giúp giảm nồng độ virus phát tán trong không khí nhanh hơn
Mua hàng trong cửa hàng tự chọn
- Ưu điểm là lựa chọn mặt hàng theo sở thích của gia đình.
- Tránh tập trung đông người