Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư thanh quản này sẽ được chỉ định sau khi có kết quả sinh thiết tế bào và bác sĩ kết luận rằng: tìm thấy sự tồn tại của tế bào ung thư ở vùng thanh quản của bạn. Như vậy những xét nghiệm kiểm tra thêm sẽ được thực hiện với mục đích đánh giá mức độ lan rộng của tế bào ung thư thanh quản.
Vậy có những xét nghiệm nào giúp đánh giá mức độ lan rộng của tế bào ung thư sau sinh thiết ung thư thanh quản?
Tùy thuộc vào đánh giá của bác sĩ về tình trạng của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện những xét nghiệm sau:
- CT scan
Đây là dạng kiểm tra sử dụng tia X để đưa ra một hình ảnh ba chiều rõ nét hơn về tình trạng của thanh quản và các mô xung quanh.
Những hình ảnh này sẽ cung cấp thông tin dạng hình ảnh chi tiết hơn so với việc quan sát hình ảnh X-quang thông thường.
CT scan chống chỉ định áp dụng cho phụ nữ đang mang thai, mặc dù bức xạ từ CT scan không gây ra những thương tổn cho thai nhi nhưng bác sĩ cũng có thể thay thế bằng một xét nghiệm chẩn đoán ung thư thanh quản khác thay thế như MRI để tránh cho thai nhi phải tiếp xúc với các chất phóng xạ.
- Chụp cộng hưởng từ MRI
Đây là xét nghiệm chẩn đoán ung thư thanh quản có sử dụng sóng từ trường và sóng radio để gửi về hình ảnh chi tiết về thanh quản cũng như các mô xung quanh.
Hình ảnh thu được từ phương pháp chụp cộng hưởng từ thường có độ tương phản rất cao và rõ nét, có giá trị giải phẫu tốt dựa trên nền ảnh 3D.
- Chụp PET/CT
Phương pháp chẩn đoán ung thư thanh quản này được sử dụng để chụp ảnh bên trong cơ thể của bạn sau khi bạn đã được tiêm một chất phóng xạ liều nhẹ giúp thể hiện khu vực ung thư rõ ràng hơn.
Mục đích của nó cũng giúp bác sĩ chẩn đoán được mức độ hoạt động của các tế bào ung thư và hầu hết là truy tìm ung thư di căn.
- Utrasound scan
Ultrasound, còn gọi là sonogram, là phương pháp dùng sóng âm thanh, siêu âm để tạo ra hình ảnh. Trong chẩn đoán ung thư thanh quản, phương pháp này giúp kiểm tra những dấu hiệu của tế bào ung thư khu vực các hạch bạch huyết gần với thanh quản.
- Xét nghiệm máu
Mục đích để kiểm tra tình trạng sức khỏe chung của cơ thể bạn.
- X-quang ngực
Áp dụng để kiểm tra sức khỏe tim phổi.
Sau khi thực hiện toàn bộ các chẩn đoán bao gồm các chẩn đoán trước và sau khi phát hiện tế bào ung thư thanh quản các bác sĩ sẽ hội chẩn để đánh giá tình trạng của bạn hay còn gọi là đánh giá giai đoạn và mức độ của ung thư thanh quản.
Khi đánh giá mức độ ung thư nói chung và ung thư thanh quản nói riêng các bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống TNM. Trong đó T là kí hiệu mô tả kích thước của khối u; N là mô tả tình trạng tế bào ung thư di căn tới các hạch bạch huyết còn M là dấu hiệu cho biết tình trạng tế bào ung thư có di căn tới các cơ quan khác của cơ thể.
Cụ thể đánh giá sau chẩn đoán ung thư thanh quản chia như sau:
- Giai đoạn T được chia thành các mức từ 1 đến 4. Những khối u nhỏ đang giới hạn ở một phần của thanh quản thì được mô tả là khối u T1; còn những khối u đã phát triển tới ngoài thanh quản được mô tả là T4.
- Giai đoạn N được chia thành các mức từ 0 đến 3. Trong đó N0 là giai đoạn các hạch bạch huyết chưa bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư; còn giai đoạn N2 - N3 là giai đoạn có 1 hoặc nhiều hơn 1 các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng.
- Giai đoạn M được đưa ra là M0 hoặc M1. M0 có nghĩa là ung thư chưa lan sang các bộ phận khác của cơ thể và M1 có nghĩa là đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Ngoài ra thì còn có 3 loại ung thư khác từ 1 tới 3 được sử dụng trong việc mô tả ung thư thanh quản. Với ung thư ở cấp thấp, ví dụ như ung thư thanh quản độ 1 sẽ có xu hướng phát triển chậm hơn và cũng ít có khả năng lây lan. Còn với ung thư cấp độ cao hơn, ví dụ như ung thư thanh quản cấp đọ 3 thì có tốc độ phát triển nhanh chóng và nhiều nguy cơ lây lan.
Nguồn dịch:
1. https://www.nhs.uk/conditions/laryngeal-cancer/diagnosis/
2. https://www.macmillan.org.uk/information-and-support/larynx-cancer/diagnosing/how-cancers-are-diagnosed/tests-and-scans/further-tests.html