Xét nghiệm sốt xuất huyết giảm tiểu cầu cần thực hiện khi nào?

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Xét nghiệm sốt xuất huyết giảm tiểu cầu cần thực hiện khi nào?
Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị giảm tiểu cầu nguy hiểm tới tính mạng trong khoảng thời gian từ ngày thứ 3 - ngày thứ 7 mắc bệnh. Chỉ dựa vào những triệu chứng lâm sàng rất khó xác định sốt xuất huyết giảm tiểu cầu hay không, chỉ có làm xét nghiệm mới cho kết luận chính xác nhất.

Theo các chuyên gia y tế cho biết, tiểu cầu trung bình trong máu của một người khỏe mạnh vào khoảng 150.000 - 450.000 mỗi microlít máu (một phần triệu của một lít). Người bệnh được coi là giảm tiểu cầu trong máu khi lượng tiểu cầu thấp hơn 150.000. 

Mức nguy hiểm trong giảm tiểu cầu là xuống tới 50.000. Khi bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu, người bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị tại cơ sở y tế, nếu chậm trễ có thể nguy hiểm tới tính mạng.

1. Khi nào cần làm xét nghiệm sốt xuất huyết giảm tiểu cầu?

Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu là biến chứng thường gặp ở 50% bệnh nhân. Cơ chế giảm tiểu cầu trong sốt xuất huyết thường bắt đầu vào cuối ngày thứ 3 bị bệnh. Tùy theo từng bệnh nhân mà mức độ giảm tiểu cầu sẽ nguy hiểm cho tính mạng hay không. 

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường có biểu hiện sốt cao 3-4 ngày đầu kèm đau mỏi khắp người sau đó lui sốt. Tuy nhiên, chính giai đoạn tưởng chừng như hết bệnh này lại xuất hiện các biến chứng sốt xuất huyết hạ tiểu cầu hạ tiểu cầu hoặc cô đặc máu và thiếu thể tích tuần hoàn gây tụt huyết áp, sốc…

Vì vậy, các bác sĩ đều khuyên rằng vào cuối ngày thứ 3 hoặc sáng ngày thứ 4 mắc bệnh, bệnh nhân cần được thực hiện xét nghiệm sốt xuất huyết để xác định tình trạng hạ tiểu cầu ở mức độ nào. Việc xét nghiệm sốt xuất huyết cần thực hiện liên tục mỗi ngày 1 lần từ ngày thứ 4 cho tới ngày thứ 7 bị bệnh. Nếu sốt xuất huyết giảm tiểu cầu kéo dài thì có thể phải theo dõi lâu hơn đến khi tiểu cầu máu hồi phục về ngưỡng an toàn.

Trong quá trình theo dõi hạ tiểu cầu, nếu tiểu cầu xuống dưới 50.000 thì phải vào viện vì lúc này xuất hiện các nguy cơ chảy máu, thậm chí xuất huyết não, chảy máu nội tạng gây nguy hiểm. 

Với biến chứng cô đặc máu, người ta lấy ngưỡng HCT bình thường (xét nghiệm những ngày đầu) làm cơ sở, nếu những ngày sau HCT tăng trên 10% thì nên nhập viện. Biến chứng tăng thấm thành mạch gây cô đặc máu thường kéo dài 24-48h rồi hồi phục trong khi biến chứng hạ tiểu cầu có thể kéo dài 3-5 ngày mới hồi phục.

2. Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu điều trị như thế nào?

Khi bị sốt xuất huyết, từ người lớn tới trẻ nhỏ đều cần được nghỉ ngơi tại chỗ và theo dõi sức khỏe liên tục. Trong trường hợp người bệnh bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu đã được xác định cần nhập viện thì cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Nếu chần chừ không đưa người bệnh tới cơ sở y tế kịp thời thì chứng sốt xuất huyết giảm tiểu cầu có thể gây xuất huyết não, nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Để điều trị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu, có một số phương pháp phổ biến như:

- Cho bệnh nhân dùng thuốc có chứa corticosteroids: Hầu hết bệnh nhân bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu sẽ được kê toa các loại thuốc corticosteroids.

- Truyền tăng tiểu cầu: Truyền tiểu cầu là một biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa hoặc điều trị chảy máu cho các bệnh nhân giảm tiểu cầu hoặc có khiếm khuyết chức năng tiểu cầu.

- Phẫu thuật cắt lách: Điều này được thực hiện khi bệnh nhân không đáp ứng với thuốc điều trị hoặc khi lách loại bỏ các tế bào tiểu cầu ra khỏi cơ thể khiến cơ thể bị thiếu tiểu cầu. Đây là trường hợp điều trị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu nặng nhất.

Như vậy, đối với bệnh nhân sốt xuất huyết giảm tiểu cầu thì cần thiết phải làm xét nghiệm từ ngày thứ 3, thứ 4 bị sốt cho tới khi đảm bảo lượng tiểu cầu ở ngưỡng bình thường, an toàn cho sức khỏe. Nếu bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện đe dọa như li bì (ở trẻ nhỏ), mệt mỏi, buồn nôn hoặc xuất hiện chảy máu cam, chảy máu chân răng, kinh nguyệt kéo dài; Trẻ tự dưng kêu đau bụng có xu hướng tăng; đá ít thì cần đưa đến viện ngay lập tức.


Tác giả: hoangtrang