Hemoglobin (Hb) là một protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu. Hb có chức năng làm máu của bạn có màu đỏ và vai trò của nó là vận chuyển oxy khắp cơ thể.
Đường trong máu của bạn được gọi là glucose. Khi glucose tích tụ trong máu, nó sẽ liên kết với hemoglobin trong hồng cầu. Sự gắn kết của đường và máu được đo bằng Xét nghiệm HbA1c. Chỉ số HbA1c càng cao chứng tỏ mật độ đường liên kết với máu của bạn rất dày đặc.
HbA1c là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá mức độ ổn định đường huyết. Trong khi chỉ số đường huyết chỉ xác định mức đường huyết tại thời điểm xét nghiệm hiện tại, thì chỉ số Hba1c tính được chỉ số đường huyết trung bình trong 1 khoảng thời gian.
Qua những lần kiểm tra, sự biến động của chỉ số cho biết kế hoạch kiểm soát đường huyết của bạn đang hoạt động tốt như thế nào hay bạn có thể bị nghi ngờ đang ở giai đoạn tiền tiểu đường. Một bệnh nhân có chỉ số đường huyết khi kiểm tra luôn ổn định ở mức an toàn nhưng không quan tâm đến chỉ số HbA1c cao hay thấp thì vẫn có khả năng xảy ra biến chứng tiểu đường bình thường.
Vậy nên mới nói rằng: Chỉ số HbA1c – một chỉ số còn quan trọng hơn cả chỉ số đường huyết.
Đối với những người không bị tiểu đường, phạm vi bình thường đối với mức hemoglobin A1c là từ 4% đến 5,6%.
Mức hemoglobin A1c giữa 5,7% và 6,4% có nghĩa là bạn có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn.
Mức độ 6,5% trở lên có nghĩa là bạn mắc bệnh tiểu đường.
- Các tế bào hồng cầu sống trong khoảng 3 tháng, do đó xét nghiệm sẽ cho thấy mức glucose trung bình trong máu trong 3 tháng gần nhất.
Vì vậy, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra chỉ số xét nghiệm HbA1c thường xuyên 3 tháng/lần để đảm bảo rằng lượng đường trong máu đang nằm trong tầm kiểm soát. Nếu bệnh tiểu đường của bạn được kiểm soát tốt, khoảng cách giữa các lần xét nghiệm máu có thể xa hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn nên kiểm tra ít nhất hai lần một năm.
- Để giảm chỉ số HbA1c đòi hỏi bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ sử dụng thuốc và kết hợp chắt chẽ chế độ ăn uống, tập luyện.
- Việc tự theo dõi đường huyết tại nhà cũng rất cần thiết. Thường xuyên kiểm soát đường huyết ổn định liên tục trong 24h mỗi ngày sẽ giúp giảm sút Hba1c để đạt đến chỉ số HbA1c lý tưởng.
- Những người bị các bệnh ảnh hưởng đến hemoglobin, chẳng hạn như thiếu máu, kết quả có thể bị sai lệch với xét nghiệm HbA1c này. Những thứ khác có thể ảnh hưởng đến kết quả của hemoglobin A1c bao gồm các chất bổ sung như vitamin C và E và mức cholesterol cao. Bệnh nhân mắc bệnh thận và bệnh gan cũng cần có thêm một số xét nghiệm chuyên sâu khác để kết quả xét nghiệm khách quan hơn.
=>> Tổng hợp các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường