Acid uric là một chỉ số quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh gout. Đối với bệnh nhân mắc gout, việc theo dõi và đánh giá chỉ số acid uric trong máu có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị.
Tuy nhiên việc tăng acid uric chưa phải là tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh gút, đây chỉ là yếu tố cần được chú ý khi chẩn đoán gút. Gout là bệnh lắng đọng tinh thể muối urate natri trong cơ thể. Nguyên nhân gây kết tủa tinh thể muối urate natri là do tăng acid uric máu (> 7mg/dl đối với nam và >6mg/dl đối với nữ).
- Acid uric được đào thải ra khỏi cơ thể qua: nước tiểu: từ 400 - 1.000 mg/ngày (là đường chủ yếu nhất); đường tiêu hoá: khoảng từ 100 - 200 mg/ngày.
- Acid uric trong cơ thể được tạo ra từ hai nguồn sau:
+ Ngoại sinh: từ thức ăn đưa vào cơ thể có chứa chất purin: từ 100 - 200 mg/ngày;
+ Nội sinh: do các tế bào chết của cơ thể sinh ra, khoảng 600 mg/ngày.
Khi nồng độ acid uric tăng cao và kéo dài có thể dẫn đến bệnh gout với những biểu hiện điển hình là sưng, đau nhức các khớp ngón tay chân. Tinh thể lắng đọng trong và xung quanh các khớp dẫn đến hậu quả viêm, sưng và đau khớp, lắng đọng dưới da tạo nên các hạt tophi, có thể tạo sỏi thận và suy thận. Do vậy, acid uric còn ảnh hưởng đến việc chẩn đoán các vấn đề liên quan đến thận.
Trong trường hợp nghi ngờ bị gout, bệnh nhân có thể đi xét nghiệm để kiểm tra chỉ số acid uric trong máu tại các cơ sở chuyên khoa cơ xương khớp. Ngoài việc xét nghiệm, các bác sĩ cần làm thêm một số xét nghiệm lâm sàng khác. Trong điều trị gút xét nghiệm máu bao gồm chỉ số acid uric sẽ được tiến hành thường xuyên trên bệnh nhân đến khám hoặc tái khám. Đây là việc làm cần thiết không thể bỏ qua.
Cơ chế gây bệnh
Trong cơ thể acid uric là sản phẩm cuối cùng của chuyển hóa chất dinh dưỡng (chuyển hóa của hợp chất có tên purin), acid uric sinh ra chủ yếu được đào thải qua nước tiểu. Khi acid uric trong máu (gọi là acid uric máu) tăng ở mức khoảng 7 đến 9mg/dl gọi là chứng tăng acid uric máu không triệu chứng.
Khi acid uric máu đo được trên 9mg/dl, acid uric là chất ít tan sẽ kết tinh thành tinh thể muối urat đọng lại trong sụn, khớp đến mức gây đau đớn có khi là dữ dội ở các khớp gọi là cơn gút cấp , khi đó phải điều trị bằng các nhóm thuốc hạ nồng độ acid uric. Do vậy người bệnh mắc gout cần điều chỉnh và theo dõi nghiêm ngặt chế độ ăn uống và các thực phẩm tiêu thụ vào bên trong cơ thể
Trước khi thực hiện xét nghiệm chỉ số acid uric, bạn không cần chuẩn bị quá cầu kỳ. Bạn hoàn toàn có thể ăn uống bình thường trước khi lấy mẫu, Nếu trước ăn khoảng 4-8 tiếng thì càng tốt. Tuy nhiên cũng có một vài lưu ý trước xét nghiệm:
- Các loại thuốc có thể làm thay đổi chỉ số acid uric trong máu và giảm kết quả xét nghiệm như: thuốc lợi tiểu, aspirin, vitamin C (ascorbic acid), aspirin liều thấp (75 tới 100 mg hàng ngày), niacin, warfarin, Coumadin, cyclosporine, levodopa, tacrolimus, and một số thuốc điều trị leukemia, lymphoma, bệnh lao. Nên nói với bác sỹ về thuốc đang dùng.
- Để đảm bảo kết quả xét nghiệm khách quan nhất và không bị ảnh hưởng bởi một số thực phẩm, bạn nên chú ý hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn giàu đạm như nội tạng động vật, thịt đỏ như thịt bò, thịt bê; hải sản, đồ uống có cồn, vì chúng có thể là tăng acid uric trong máu khiến việc đọc kết quả không chính xác.
8 tiếng trước khi làm xét nghiệm acid uric, nên hạn chế dùng những thực phẩm, đồ uống trên.