Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh có ý nghĩa như thế nào đối với sức khoẻ?

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh có ý nghĩa như thế nào đối với sức khoẻ?
Thói quen ăn uống lành mạnh là thói quen ăn uống nhiều rau xanh, trái cây và tốt cho sức khoẻ. Vậy xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh có lợi như thế nào?

1. Thói quen ăn uống lành mạnh là gì?

Đối với một số người có thể hiểu rằng thói quen ăn uống lành mạnh là thực hiện chế độ ăn uống kiềm chế thói quen ăn nhanh hoặc việc tiêu thụ nhiều loại trái cây, rau xanh hơn so với người khác.

Tuy nhiên, đối với một số người mắc bệnh lý hoặc bị dị ứng thực phẩm thì khái niệm ăn uống lành mạnh sẽ thay đổi theo chế độ riêng. Do đó, thói quen ăn uống lành mạnh còn tùy thuộc vào từng người và đối tượng cụ thể để xây dựng một thói quen ăn uống khoa học, hợp lý và tốt cho sức khoẻ.

Vì vậy, thực tế không có câu trả lời nào là duy nhất cho việc ăn uống lành mạnh. Nên việc ăn uống lành mạnh của mọi người sẽ thay đổi khác nhau theo mong muốn, nhu cầu. Từ đó, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp của từng người riêng biệt cũng có sự khác nhau nhất định.

Không những thế, việc ăn uống lành mạnh có ý nghĩa cũng thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau trong cuộc đời con người. Khi còn là trẻ em, khi là thanh thiếu niên, khi trưởng thành, khi mang thai hay khi cao tuổi đều sẽ có những thay đổi theo nhu cầu của mình.

Một vài thông tin trong bài viết sẽ đem lại hiệu quả giúp mọi người xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh hơn cũng như giúp cung cấp các mẹo bổ sung của riêng mỗi người để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh có ý nghĩa như thế nào đối với sức khoẻ? - Ảnh 2.

Đọc thêm:

- Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến thời điểm dậy thì của trẻ

- Gợi ý cách xây dựng thực đơn ăn uống lạnh mạnh, phòng tránh bệnh tật và kéo dài tuổi thọ

2. Ăn uống lành mạnh có ý nghĩa như thế nào?

Định nghĩa về thói quen ăn uống lành mạnh cũng thay đôi theo thời gian, tùy theo từng người. Trong khi đó khi học đại học thì thói quen ăn uống lành mạnh sẽ tuân theo nguyên tắc dinh dưỡng và theo sách vở.

Điều này đồng nghĩa với việc thói quen ăn uống thay đổi từ những món ăn theo sở thích thay đổi thành những món ăn chứa chất dinh dưỡng phù hợp với sức khoẻ.

Dinh dưỡng sẽ thay đổi theo quan điểm của mỗi người, phù hợp với cơ thể và khiến bạn tin tưởng rằng chế độ ăn uống ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới sức khỏe tổng thể.

Việc cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết để khỏe mạnh là điều đúng. Tuy nhiên, ăn uống lành mạnh không đơn thuần chỉ là chất dinh dưỡng. Vấn đề quan trọng là khi bạn bổ sung thực phẩm vào cơ thể, bạn cảm thấy thế nào, có vui vẻ trước thực đơn dinh dưỡng đang lựa chọn hay không.

Sự thay đổi linh hoạt trong chế độ ăn uống cũng là một cách xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học. Bởi vì sự cân bằng là chìa khóa giúp bạn nuôi dưỡng sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần tốt hơn trong bữa ăn.

Chế độ ăn uống làn mạnh có nghĩa là ngoài việc đảm bảo thực phẩm trong đĩa đủ dinh dưỡng cũng không nên quá khắt khe trong chế độ ăn uống của mình.

Chỉ cần tìm được chế độ ăn uống cần bằng, phù hợp thì sức khỏe bạn sẽ không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, mỗi giai đoạn con người sẽ thay đổi suy nghĩ của mình về chế độ ăn uống lành mạnh, miễn là bạn vẫn có thể nuôi dưỡng cơ thể, lắng nghe những gì cơ thể cần. Bởi vì, chế độ ăn uống lành mạnh là cần thiết và dành cho tất cả mọi người.

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh có ý nghĩa như thế nào đối với sức khoẻ? - Ảnh 3.

3. Chế độ ăn uống lành mạnh trở thành thách thức khi nào?

Mọi người thường nghĩ nếu đã xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học thì thói quen ăn uống lành mạnh sẽ đến một cách tự nhiên. Thực tế không phải vậy, con người đều thích các loại món ăn tráng miệng và thường có cảm giác thèm ăn.

Chế độ ăn uống lành mạnh cũng trở thành một thách thức ngay cả đối với chuyên gia dinh dưỡng.

Như khi bạn mắc tình trạng nhiễm trùng, việc kiểm soát bệnh tình là cần loại bỏ các thực phẩm có chứa carb để kiểm soát nhiễm trùng. Trong khi đó carbs lại xuất hiện trong rất nhiều nhóm thực phẩm như: Ngũ cốc, rau, các loại đậu, trái cây và sữa. Trong khi đó chúng còn xuất hiện trong các thực phẩm chế biến và đồ ngọt.

Các chuyên gia thường phân loại chúng thành hai nhóm theo hàm lượng chất xơ của chúng:

- Ngũ cốc nguyên hạt: giữ lại chất xơ tự nhiên của chúng.

- Carbs tinh chế: được xử lý để loại bỏ chất xơ và chứa thêm đường

Về lý thuyết, việc phải loại bỏ carbs tinh chế, điều mà một số người cho rằng đó là điều tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trên thực tế, người bị viêm nhiễm cần phải từ bỏ tất cả các loại carbs đã qua chế biến, bao gồm cả bánh mì nguyên cám và mì ống, cùng với các loại rau giàu tinh bột, ngũ cốc và sữa.

Vì vậy, danh sách các loại thực phẩm giàu carb mà bạn có thể ăn chỉ giới hạn ở trái cây, yến mạch và các loại đậu - đậu lăng, đậu.

Không nên quan niệm rằng những thay đổi này dễ dàng thực hiện với một chuyên gia dinh dưỡng. Về bản chất thì bất kỳ ai ngay cả chuyên gia dinh dưỡng cũng gặp khó khăn và mất một khoảng thời gian nhất định để có thể thích nghi được với chế độ ăn uống mới.

4. Nên làm gì để ăn uống lành mạnh?

Để ăn uống lành mạnh cần xây dựng chế độ ăn phù hợp đối với mỗi người. Cần chuẩn bị sẵn sàng để việc lựa chọn thực đơn trong ngày lành mạnh nhất, có 3 điều nên làm:

4.1. Chuẩn bị bữa ăn

Không nên xem thường quá trình chuẩn bị thức ăn cho mọi ngày. Việc chuẩn bị thức ăn trước cho cả tuần thực sự là một thói quen rất tốt.

Có thể việc nấu ăn sẽ làm tiêu tốn thời gian của bạn thì việc làm nóng và phục vụ nhanh chóng mà nhận đủ dinh dưỡng cần thiết cũng là một cách không tồi.

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh có ý nghĩa như thế nào đối với sức khoẻ? - Ảnh 4.

Bạn có thể chuẩn bị protein từ: thịt gà, thịt lợn nạc và được chia nhỏ để trong ngăn đông lạnh trong hơn 1 tuần, việc khi sử dụng chỉ cần rã đông rất tiện lợi.

Chuẩn bị rau xanh cho cả tuần nếu không có nhiều thời gian để đi chợ cũng là cách hiệu quả giúp bạn đủ dinh dưỡng cho cả tuần mà không mất quá nhiều thời gian ra ngoài mua sắm lương thực, thực phẩm.

Chỉ cần tìm cách chế biến các loại thực phẩm thành nhiều món đa dạng, khác nhau để không gây ra tình trạng ngán.

4.2. Giữ trái cây ở trong tầm tay hoặc để ở trong tầm mắt

Thường xuyên ăn trái cây, ăn trái cây trong ngày đem lại nhiều lợi ích tới sức khoẻ. Trong các nghiên cứu chỉ ra rằng việc cầm trái cây hoặc thường xuyên nhìn thấy trái cây sẽ giúp bạn ăn nhiều hơn.

Các loại trái cây đem lại hiệu quả cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Do đó, nên ăn nhiều trái cây thay vì ăn các loại bánh kẹo ngọt không tốt cho sức khoẻ.

4.3. Ăn uống theo một thói quen

Việc lên kế hoạch thực đơn trong tuần có thể khiến bạn cảm thấy rắc rối và phiền phức. Tuy nhiên, thói quen ăn uống hằng ngày tuân theo có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

Bữa sáng có thể ăn:

- Bánh mì nướng, bơ đậu phộng và một quả trứng.

- Bột yến mạch và trái cây....

Tương tự với bữa ăn chính hay các bữa ăn phụ khác, nên có khoảng 3 đến 4 lựa chọn khác nhau để không mất quá nhiều thời gian lựa chọn thực đơn trong ngày.

Bản thân việc ăn uống theo thói quen và xác định món ăn trước giúp bạn tiết kiệm tương đối nhiều thời gian để chuẩn bị và quyết định ăn gì.

Kết Luận

Mỗi người đều phát triển và thích nghi tùy thuộc vào quan niệm hoặc thay đổi về chế độ ăn uống của mỗi người.

Ăn uống lành mạnh cũng thay đổi theo thời gian. Những thông tin về chế độ ăn uống lành mạnh ở trên không phải cách duy nhất hay chính xác nhất về việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.

Do đó, tùy thuộc vào mỗi người, nhu cầu dinh dưỡng, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần mà mọi người nên tự xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất. Nên cân nhắc để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh tốt cho sức khoẻ.

Trong trường hợp không biết nên bắt đầu từ đâu, tốt hơn hết bạn nên tìm đến một chuyên gia dinh dưỡng để tìm hiểu và cùng chuyên gia lập ra một kế hoạch ăn uống dinh dưỡng, phù hợp với nhu cầu cũng như lối sống của bạn.

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/nutrition/joys-of-healthy-eating#bottom-line


Tác giả: N.Mai