Xạ trị ung thư lưỡi và những điều cần biết

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Xạ trị ung thư lưỡi và những điều cần biết
Xạ trị ung thư lưỡi là phương pháp tiêu diệt và thu nhỏ tế bào ung thư dưới sự tác động của các tia năng lượng cao.

1. Các phương pháp xạ trị ung thư lưỡi

Phương pháp xạ trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư lưỡi phổ biến nhất hiện nay. Vì nó vừa có thể tiêu diệt các tế bào ung thư vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị giảm nhẹ triệu chứng bệnh.

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư dưới sự tác động của bức xạ ion hóa và tia X mang năng lượng cao vào vị trí của các tế bào K. Nó phá vỡ tế bào ung thư, làm ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư mới và tiêu diệt các tế bào ung thư cũ.

1.1. Xạ trị ngoài

Tương tự như chụp X - quang chỉ khác là thời gian xạ trị sẽ lâu hơn. Bệnh nhân sẽ được chiếu các tia X từ bên ngoài vào cơ thể thông qua máy gia tốc tuyến tính. 

Xạ trị từ bên ngoài có thể tác dụng lên một vùng lớn trên cơ thể và có thể điều trị cùng lúc nhiều vùng như các khối u và hạch bạch huyết gần nó. Bệnh nhân sẽ thường được xạ trị hàng ngày trong vòng vài tuần và  được thực hiện trong các lần khám ngoại trú đến bệnh viện hoặc trung tâm điều trị.

Xạ trị proton hay liệu pháp proton là 1 trong những phương pháp xạ trị ngoài hiện đại nhất hiện nay. để điểu trị ung thư. Xạ trị proton sử dụng chùm tia proton năng lượng cao bắn phá tế bào ung thư. Biện pháp này làm giảm tác dụng phụ gây tổn thương tế bào lành hơn những biện pháp xạ trị ngoài khác.

1.2. Xạ trị trong (xạ trị tại chỗ, xạ trị áp sát)

Phương pháp này được sử dụng để cho một khối u nhỏ cần liều xạ trị cao hơn mức bình thường. Bệnh nhân sẽ được đưa một vật chứa phóng xạ vào khu vực có khối u hoặc khoảng chứa bên trong gần khối u.

Để đặt nguồn phóng xạ vào đúng vị trí, các bác sĩ có thể dùng siêu âm, X quang hoặc CT để tiêu diệt tổn thương. Trong thời gian điều trị bằng phương pháp này, bệnh nhân thường được cách ly với người khác và điều trị dài ngày trong bệnh viện để tránh việc lây nhiễm phóng xạ sang người khác.

2. Xạ trị ung thư lưỡi với từng giai đoạn bệnh

Phương pháp xạ trị ung thư lưỡi thường được chỉ định sử dụng vào giai đoạn cuối của bệnh. Khi đó, bệnh nhân có thể không cần áp dụng biện pháp phẫu thuật. Hoặc xạ trị triệt căn trong trường hợp giai đoạn sớm. 

Ngoài ra, xạ trị ung thư lưỡi còn được áp dụng sau khi phẫu thuật xong để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Ở giai đoạn muộn, khi tổn thương di căn vào xương; xạ trị ung thư lưỡi vào vùng tổn thương di căn xương giúp giảm đau. Với các tổn thương di căn não có thể xạ trị gia tốc toàn não để cải thiện thời gian sống thêm và chất lượng sống. 

Bệnh nhân sẽ xạ trị đến phần lưỡi bị ảnh hưởng bởi bệnh ung thư. Và bác sĩ cũng có thể điều trị các hạch bạch huyết ở cổ của bệnh nhân. Bệnh thường điều trị xạ trị mỗi ngày một lần trong vài tuần.

3. Tác dụng phụ của phương pháp xạ trị ung thư lưỡi

Tác dụng phụ có xu hướng bắt đầu một vài ngày sau khi xạ trị ung thư lưỡi bắt đầu. Chúng dần dần trở nên tồi tệ hơn trong quá trình điều trị và có thể tiếp tục trở nên tồi tệ hơn nữa sau khi điều trị của bạn kết thúc. Nhưng đừng lo vì những tác dụng phụ này thường có thể bắt đầu cải thiện một vài tuần sau khi điều trị của bạn kết thúc.

Có thể mất đến 6 tuần trước khi đau miệng hoặc cổ họng hoàn toàn biến mất. Một lộ trình điều trị dài hoàn toàn có thể mất vài tháng. Tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân là khác nhau vì vậy tác dụng phụ của phương pháp này lên từng người bệnh cũng sẽ khác nhau. 

Bạn có thể có một số tác dụng phụ  bao gồm:  

- Mệt mỏi và yếu đuối  

- Cảm thấy buồn nôn và nôn

- Đỏ hoặc tối màu da của bạn 

- Đau miệng và cổ họng  

- Khó nuốt  

- Khô miệng  

- Giọng khàn khàn  

- Thay đổi khứu giác  

- Khó mở miệng     

- Thay đổi vị giác  

- Sưng (phù bạch huyết).

Nguồn dịch:

1. https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/mouth-cancer/stages-types-grades/tongue-cancer/treatment

2. https://www.nhs.uk/conditions/mouth-cancer/treatment/

Tác giả: duongthihue