Xạ trị là phương pháp sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các hạt phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp xạ trị có thể được sử dụng cho ung thư cổ tử cung và đây được coi là phương pháp điều trị phổ biến cùng với phẫu thuật và hóa trị.
Xạ trị có thể được sử dụng kết hợp với hóa trị - được gọi là điều trị đồng thời được ưu tiên để tiêu diệt tế bào ung thư trong trường hợp khối u đã lan rộng hoặc tái phát sau điều trị.
Hai loại xạ trị thường được sử dụng để điều trị ung thư cổ tử cung bao gồm:
- Bức xạ chùm ngoài
- Liệu phát xạ trị nội bộ (Brachytherou)
Bức xạ chùm ngoài nhắm tia X vào tế bào ung thư từ bên ngoài cơ thể. Đây được gọi là xạ trị chùm tia ngoài (EBRT). Phương pháp này giống như chụp X-quang thông thường nhưng liều bức xạ mạnh hơn.
Mỗi lần điều trị bức xạ chỉ kéo dài trong vài phút, phương pháp này không gây đau đớn cho người bệnh.
Xạ trị thường được thực hiện trong khoảng thời gian 5 ngày một tuần trên tổng số 6 đến 7 tuần. Trong thời gian này, bệnh nhân cũng có thể được điều trị kết hợp với hóa trị để tăng hiệu quả. EBRT cũng có thể được sử dụng để điều trị ung thư di căn hoặc đối với bệnh nhân không chịu được hóa trị.
Tác dụng phụ của xạ trị chùm tia ngoài đối với ung thư cổ tử cung bao gồm: mệt mỏi, đau dạ dày, tiêu chảy, phân lỏng, buồn nôn và ói mửa, làn da thay đổi... Ngoài ra, đối với các bộ phận phụ khác, xạ trị cũng gây ra những tác dụng phụ như:
- Viêm bàng quang do tia phóng xạ: Phóng xạ vào khung chậu có thể gây kích thích bàng quang, gây khó chịu cho người bệnh, đi tiểu nhiều, tiểu buốt
- Đau âm đạo: Phóng xạ có thể làm cho âm hộ và âm đạo nhạy cảm và dễ bị đau hơn, có thể còn bị tiết dịch thất thường
- Thay đổi kinh nguyệt: Bức xạ vùng chậu có thể ảnh hưởng đến buồng trứng, dẫn đến thay đổi kinh nguyệt và thậm chí là mãn kinh sớm
- Thiếu máu dẫn đến mệt mỏi. Giảm bạch cầu (lượng tế bào bạch cầu thấp làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
Tác dụng phụ lâu dài của xạ trị
Những tác dụng phụ này có thể giảm dần hoặc biến mất sau khi quá trình xạ trị kết thúc. Tuy nhiên cũng sẽ có một số trường hợp bị vĩnh viễn như mãn kinh hoặc vô sinh.
Hẹp âm đạo: Cả xạ trị nội bộ và xạ trị tia ngoài đều có thể làm cho mô sẹo hình thành trong âm đạo. Các mô sẹo có thể làm cho âm đạo hẹp hơn, hạn chế khả năng đàn hồi, âm đạo ngắn hơn gây ra những đau đớn trong quá trình quan hệ tình dục. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tham khảo các cách giãn âm đạo bằng dụng cụ như ống nhựa hoặc bằng cao su.
Khô âm đạo: Khô âm đạo và đau khi quan hệ tình dục là tác dụng phụ lâu dài của xạ trị ung thư cổ tử cung. Đặc biệt là nếu bức xạ vào khung chậu có thể làm hỏng buồng trứng, gây ra mãn kinh sớm.
Xương bị suy yếu: Bức xạ đến xương chậu có thể làm suy yếu xương, dẫn đến gãy xương. Gãy xương hông là biến chứng phổ biến nhất có thể xảy ra 2 đến 4 năm sau khi xạ trị. Xét nghiệm mật độ xương được khuyến cáo để theo dõi nguy cơ gãy xương.
Sưng chân: Nếu các hạch bạch huyết vùng chậu được điều trị bằng bức xạ, nó có thể dẫn đến vấn đề thoát dịch ở chân. Điều này có thể gây ra sưng nặng ở chân hay còn gọi là phù bạch huyết.