Sau khi xạ trị ung thư buồng trứng xảy ra các tác dụng phụ là điều không mong muốn của tất cả bệnh nhân. Dù vậy, đây là triệu chứng không thể tránh khỏi. Giống như hóa trị, xạ trị ung thư buồng trứng không chỉ có tác dụng lên tế bào ác tính mà nó còn ảnh hưởng cả đến các tế bào bình thường khác lân cận. Mức độ ảnh hưởng này phụ thuộc vào số lượng và lượng tia phóng xạ chiếu vào cơ thể của người bệnh. Dưới đây là một số tác dụng phụ mà bệnh nhân xạ trị ung thư buồng trứng có thể gặp phải
Ngày nay mức độ tổn thương da do xạ trị ung thư buồng trứng gây nên đã được y học tìm ra phương pháp nhằm giảm thiểu tối đa, tuy nhiên bệnh nhân vẫn gặp phải một số tổn thương khi thực hiện điều trị bằng xạ trị.
Cụ thể, trong vòng hai tuần đầu tiên bệnh nhân xạ trị ung thư buồng trứng sẽ có cảm giác da nóng, đỏ nhẹ, sau đó thấy da trở nên nhạy cảm hơn. Đến tuần thứ 3,4 da có hiện tượng khô, lột nhẹ. Nguyên nhân là do các tác động của tia phóng xạ lên trên bề mặt da, đồng thời da xạm đi.
Nếu như thời gian xạ trị ung thư buồng trứng kéo dài, làn da sẽ ngày càng trở nên mỏng hơn, một số trường hợp gặp khó khăn trong việc hồi phục, làm lành vết thương của vùng được chiếu xạ.
Trong quá trình da của bệnh nhân chịu tác dụng phụ của xạ trị, việc làm ẩm da bằng vitamin E, dầu oliu, lô hội,… có thể làm giảm triệu chứng và dễ chịu hơn. Và điều cần ghi nhớ là trước khi sử dụng bất cứ một sản phẩm nào trên da, các bệnh nhân cần hỏi ý kiến và sự hướng dẫn từ bác sĩ điều trị. Một số loại mỹ phẩm có thể dùng sau quá trình điều trị nhưng lại hoàn toàn ảnh hưởng xấu đến hiệu quả điều trị nếu dùng trong quá trình xạ trị.
Bệnh nhân cần tránh ánh sáng mặt trời tối đa, khi bắt buộc phải ra ngoài, nên bảo vệ da kỹ càng. Khi có bất kỳ một sự thay đổi nào trên da trong quá trình xạ trị, bệnh nhân ung thư buồng trứng cần thông báo tới bác sĩ.
Quá trình xạ trị ở vùng bụng và gần ngực có thể gây tác dụng phụ làm tổn thương ống tiêu hóa của người bệnh. Nó gây phù nề và làm viêm thực quản, dạ dày hoặc ruột, đại tràng cùng các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn hoặc bị tiêu chảy. Những biểu hiện này đều có thể điều trị bằng thuốc. Nếu tình trạng nặng hơn, bác sĩ có thể sẽ truyền dịch qua tĩnh mạch để tránh và điều trị cơ thể bệnh nhân bị mất nước.
Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra được mối liên hệ giữa ung thư và phóng xạ. Có nhiều trường hợp phát bệnh trong vài năm tiếp xúc với phóng xạ, có nhiều loại bệnh ung thư cần nhiều thời gian để hình thành và xuất hiện như ung thư vú, ung thư máu, ung thư phổi,…
Kỹ thuật trong xạ trị đã liên tục được cải thiện và nâng cao trong những năm qua. Hiện tại, việc xạ trị đã tập trung vào các tế bào ung thư một cách tương đối chính xác. Nhiều nghiên cứu nhằm hạn chế tác dụng phụ của xạ trị trong việc hình thành ung thư thứ phát. Nguy cơ ung thư thứ phát sau xạ trị có tỷ lệ thấp, luôn được cân nhắc so với hiệu quả sẽ đạt được khi thực hiện phương pháp xạ trị.
Khi xạ trị ở vùng chậu cho bệnh nhân, âm đạo của người bệnh sẽ bị tổn thương và gây viêm trong vài tuần sau đợt điều trị. Sau đó, sẹo hình thành trong quá trình lành sẽ cản trở và ảnh hưởng quá trình co dãn của âm đạo người bệnh. Hơn nữa, niêm mạc âm đạo cũng mỏng hơn, sau khi quan hệ có thể gây chảy máu nhẹ.
Một số trường hợp, bệnh nhân còn bị đau hoặc loét nhỏ ở âm đạo. Để âm đạo hết triệu chứng trên cũng mất khoảng vài tháng sau đợt xạ trị. Các bệnh nhân cần tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị về quan hệ tình dục. Cùng bác sĩ trao đổi những vấn đề mà bạn gặp phải để có thể có hướng giải quyết kịp thời.
Tác dụng phụ của xạ trị ung thư buồng trứng là khó có thể tránh khỏi nhưng đã được các chuyên gia tìm cách hạn chế và giảm bớt triệu chứng của nó. Khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, chắc chẵn tác dụng phụ đang ngày càng giảm dần về mức độ và số lượng. giadinh.blog.vn vừa gửi đến các bạn những tác dụng phụ có thể gặp khi xạ trị trong điều trị ung thư buồng trứng.