WHO hướng dẫn điều trị viêm gan B ra sao?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
WHO hướng dẫn điều trị viêm gan B ra sao?
Là một trong những quốc gia có tỉ lệ lây truyền và mắc bệnh viêm gan B cao trên thế giới, chúng ta nên tìm hiểu cách WHO hướng dẫn điều trị viêm gan B để hiểu rõ hơn và bệnh này.

1. Tình hình bệnh viêm gan B

Trong một vài năm gần đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã liên tục đưa ra các cảnh báo và khuyến nghị về "đại dịch" viêm gan B và cách điều trị viêm gan B. Nguyên nhân là do căn bệnh này lây lan ngày càng rộng và gây ra tỉ lệ tử vong cao trên toàn cầu, đặc biệt ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.

Viêm gan B đang ảnh hưởng tới hàng trăm triệu người trên thế giới và hàng chục triệu người tại Việt Nam. Việc điều trị viêm gan B lại không hề đơn giản vì thường bệnh chỉ được phát hiện khi đã đến giai đoạn nặng, thậm chí đi kèm với xơ gan và ung thư gan. Do đó, hiệu quả điều trị viêm gan B không cao, khiến cho bệnh này thường xuyên có trong danh sách những bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất.

Ngay cả khi phát hiện ra bệnh sớm, nhiều người vẫn chưa được tiếp cận với cách điều trị bệnh viêm gan B hiệu quả. Ở những nước nghèo, nếu không có chương trình hỗ trợ điều trị viêm gan B thì hầu hết người bệnh khó lòng chi trả nổi chi phí điều trị viêm gan B. Ngay cả khi không cần lo về chi phí điều trị viêm gan B thì do trình độ y tế mà nhiều bệnh nhân viêm gan B phải chịu những cách điều trị bệnh viêm gan B không đạt tiêu chuẩn, dẫn đến hiệu quả điều trị không cao.

Để giảm thiểu tình trạng điều trị viêm gan B kém hiệu quả này, Tổ chức Y tế thế giới đã ban hành một hướng dẫn về cách điều trị viêm gan B. Hướng dẫn này bao gồm các khuyến nghị của WHO trong phòng ngừa, chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân viêm gan B mãn tính.

Các khuyến nghị trong hướng dẫn sẽ giúp nhân viên y tế trong việc quyết định xem ai cần điều trị viêm gan B, kiểm tra làm sao để chính xác nhưng tiết kiệm, cách điều trị bệnh viêm gan B đơn giản, những cách chăm sóc và điều trị cho người phải sống với bệnh viêm gan B mãn tính. Hướng dẫn này tập trung giải quyết các vấn đề của những vùng có nguồn lực y tế hạn chế.

2. Các khuyến nghị của WHO trong việc điều trị viêm gan B

Trong hướng dẫn về điều trị viêm gan B của mình, WHO tập trung vào 4 điểm chính giúp cho công tác chẩn đoán, điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân viêm gan B đạt hiểu quả tốt nhất:

- Sử dụng các xét nghiệm không xâm lấn đơn giản trong việc chẩn đoán giai đoạn bệnh viêm gan B mạn tính để xác định những người cần được điều trị;

- Ưu tiên điều trị viêm gan B cho những người đã bị xơ gan;

- Sử dụng thuốc tenofovir và entecavir – hai loại thuốc điều trị viêm gan B mạn tính an toàn và hiệu quả; sử dụng các kiểm tra đơn giản trong phát hiện sớm ung thư; đánh giá hiệu quả của cách điều trị bệnh viêm gan B để quyết định bước tiếp theo;

- Cách điều trị bệnh viêm gan B đối với các trường hợp cụ thể như người nhiễm HIV, trẻ em và phụ nữ đang mang thai.

Trong đó, hai loại thuốc mà WHO khuyến nghị ở trên đã có ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, với chi phí phù hợp cho quá trình điều trị viêm gan B mạn tính lâu dài. Đây cũng là những loại thuốc có tỉ lệ kháng thuốc thấp, dễ sử dụng và ít tác dụng phụ. Tenofovir cũng được sử dụng để điều trị HIV nên phù hợp với những khu vực có tỉ lệ người đồng nhiễm HIV và viêm gan B cao.

Hai loại xét nghiệm không xâm lấn mà WHO giới thiệu sẽ giúp đánh giá tình trạng bệnh viêm gan B để xác định được đối tượng cần điều trị. Hai xét nghiệm này sẽ dựa trên xét nghiệm máy (chỉ số tỉ lệ APRI – AST/tiểu cầu) và trên máy quét.

Trong khuyến nghị này, ngoài việc nói về điều trị viêm gan B, WHO cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn bệnh lây truyền trong cộng đồng. Theo đó, mọi trẻ em cần được tiêm phòng viêm gan B ngay sau khi sinh. Ở Việt Nam chương trình này được gọi là chương trình tiêm chủng mở rộng.


Tác giả: Nụ Nguyễn