WHO cập nhật thông tin ban đầu về biến thể omicron

WHO cập nhật thông tin ban đầu về biến thể omicron
Mới đây, WHO cho biết biến thể B.1.1.529 (omicron) là một biến thể gây lo ngại. Hiên các nhà khoa học đang tiến hành các nghiên cứu để hiểu rõ hơn về nhiều khía cạnh của biến thể này và sẽ tiếp tục chia sẻ những phát hiện khi có thêm thông tin…

Ngày 26/11, Tổ chức Y tế thế giới WHO đặt tên cho biến thể mới là "Omicron", đưa nó vào danh sách "các biến thể gây lo ngại" - sánh ngang với Delta, biến chủng đang chiếm ưu thế trên phạm vi toàn cầu.

1. Khả năng lây truyền của biến thể omicron

Hiện vẫn chưa rõ liệu omicron có khả năng lây truyền cao hơn hay không (ví dụ: Dễ lây lan từ người sang người hơn) so với các biến thể khác, bao gồm cả Delta.

Số người có kết quả xét nghiệm dương tính đã tăng lên ở các khu vực của Nam Phi bị ảnh hưởng bởi biến thể này, và các nghiên cứu dịch tễ học đang được tiến hành để tìm hiểu xem liệu đó có phải là do omicron hay các yếu tố khác hay không.

2. Mức độ nghiêm trọng của bệnh

Vẫn chưa rõ liệu nhiễm trùng do omicron có gây ra bệnh nặng hơn so với nhiễm trùng với các biến thể khác, bao gồm cả Delta hay không. Dữ liệu sơ bộ cho thấy tỷ lệ nhập viện ngày càng tăng ở Nam Phi, nhưng điều này có thể là do tổng số người bị nhiễm bệnh ngày càng tăng, chứ chưa chắc chắn rằng là do nhiễm trùng cụ thể với omicron.

WHO cập nhật thông tin ban đầu về biến thể omicron - Ảnh 2.

Vẫn chưa rõ liệu nhiễm trùng do omicron có gây ra bệnh nặng hơn so với nhiễm trùng với các biến thể khác (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Các triệu chứng COVID khác nhau như thế nào ở các biến chủng khác nhau và chủng gốc?

Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về xét nghiệm Covid-19

Hiện tại chưa có thông tin nào cho thấy các triệu chứng liên quan đến omicron khác với các triệu chứng ở các biến thể khác. Các trường hợp nhiễm trùng được báo cáo ban đầu là ở các sinh viên đại học - những người trẻ hơn có xu hướng mắc bệnh nhẹ hơn - nhưng việc hiểu được mức độ nghiêm trọng của biến thể omicron sẽ mất vài ngày đến vài tuần. Tất cả các biến thể của COVID-19, bao gồm cả biến thể Delta đang chiếm ưu thế trên toàn thế giới, đều có thể gây ra bệnh nặng hoặc tử vong,

Bằng chứng sơ bộ cho thấy có thể tăng nguy cơ tái nhiễm omicron (tức là những người đã từng bị COVID-19 có thể bị tái nhiễm dễ dàng hơn với omicron), so với các biến thể cần quan tâm khác, nhưng hiện thông tin còn hạn chế về vấn đề này.

3. Hiệu quả của vaccine

WHO đang làm việc với các đối tác kỹ thuật để hiểu tác động tiềm tàng của biến thể này đối với các biện pháp đối phó hiện có, bao gồm cả vaccine.

WHO cập nhật thông tin ban đầu về biến thể omicron - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ: Internet

Hiện vaccine vẫn rất quan trọng trong việc giảm thiểu bệnh tật nặng và tử vong, bao gồm cả việc chống lại biến thể lưu hành ưu thế như Delta. Các loại vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả chống lại bệnh nặng và tử vong.

4. Hiệu quả của các xét nghiệm hiện tại

Các xét nghiệm PCR được tiếp tục sử dụng để phát hiện nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng omicron. Các nghiên cứu đang được tiến hành để xác định xem liệu có bất kỳ tác động nào đến các loại xét nghiệm khác, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện kháng nguyên nhanh hay không.

5. Hiệu quả của các phương pháp điều trị hiện tại

Corticosteroid và thuốc chẹn thụ thể IL6 sẽ vẫn có hiệu quả để quản lý bệnh nhân mắc COVID-19 nặng. Các phương pháp điều trị khác sẽ được đánh giá để xem liệu chúng có còn hiệu quả hay không khi có những thay đổi đối với các đột biến của virus trong biến thể omicron.

WHO cập nhật thông tin ban đầu về biến thể omicron - Ảnh 4.

Ảnh minh hoạ: South China Morning Post

6. Các nghiên cứu đang được tiến hành

Ở thời điểm hiện tại, WHO đang phối hợp với đông đảo các nhà khoa học trên thế giới để hiểu rõ hơn về omicron. Các nghiên cứu hiện đang được tiến hành hoặc trong thời gian ngắn bao gồm đánh giá khả năng lây truyền, mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng (bao gồm các triệu chứng), hiệu quả của vaccine và xét nghiệm chẩn đoán, hiệu quả của các phương pháp điều trị.

WHO khuyến khích các quốc gia đóng góp việc thu thập và chia sẻ dữ liệu bệnh nhân nhập viện thông qua nền tảng dữ liệu lâm sàng COVID-19 của WHO, để mô tả nhanh các đặc điểm lâm sàng và kết quả của bệnh nhân.

Nhiều thông tin sẽ được chia sẻ trong tuần tới. Nhóm cố vấn kỹ thuật về sự tiến hóa của virus SARS-CoV-2 (TAG-VE) của WHO sẽ tiếp tục theo dõi và đánh giá dữ liệu khi nó có sẵn, đặc biệt là các đột biến của omicron.

Điều tối quan trọng là sự bất bình đẳng trong tiếp cận với vaccine COVID-19 cần được giải quyết khẩn cấp để đảm bảo rằng các nhóm dễ bị tổn thương ở khắp mọi nơi, bao gồm cả nhân viên y tế và người cao tuổi, nhận được liều đầu tiên và liều thứ hai, cùng với việc tiếp cận điều trị và chẩn đoán một cách công bằng.

WHO cũng khuyến nghị các quốc gia tăng cường giám sát, giải trình tự gene cũng như chia sẻ dữ liệu về trình tự gene trên cơ sở công khai như GISAID, báo cáo các cụm lây nhiễm ban đầu và đánh giá trong phòng thí nghiệm để hiểu rõ hơn về biến chủng này cũng như đặc tính lây truyền của nó.

WHO khuyến nghị các quốc gia tăng cường giám sát, giải trình tự gene và chia sẻ dữ liệu về trình tự gen trên cơ sở dữ liệu có sẵn công khai, chẳng hạn như GISAID; báo cáo các trường hợp hoặc cụm lây nhiễm ban đầu cho WHO; thực hiện điều tra thực địa và đánh giá trong phòng thí nghiệm để hiểu rõ hơn về omicron và các đặc điểm lây truyền của nó; tác động đến hiệu quả của vaccine, phương pháp điều trị, chẩn đoán hoặc các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng.

Các quốc gia cần tiếp tục thực hiện các biện pháp y tế công cộng hiệu quả để giảm lưu hành của COVID-19 nói chung, sử dụng phương pháp phân tích rủi ro và phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở khoa học; tăng cường một số năng lực y tế và y tế công cộng để quản lý sự gia tăng các ca bệnh. 

7. Khuyến cáo đối với cộng đồng

Các bước hiệu quả nhất mà các cá nhân có thể thực hiện để giảm sự lây lan của COVID-19 là giữ khoảng cách vật lý ít nhất 1 mét với những người khác; đeo khẩu trang vừa vặn; mở cửa sổ để cải thiện thông gió; tránh không gian kém thông hoặc đông đúc; giữ tay sạch sẽ; ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay hoặc khăn giấy; và tiêm phòng khi đến lượt...

WHO sẽ tiếp tục cung cấp thông tin cập nhật khi có thêm thông tin.


Tác giả: SK