AIDS là bệnh do người bị nhiễm virus HIV hay còn gọi là virus Human immunodeficiency. Đây là bệnh lây truyền từ động vật sang người, cụ thể là khỉ dạng người hay khỉ dã nhân cư trú tại khu vực Trung Phi. Các nhà khoa học đã xác định nhiều khả năng bệnh này lây nhiễm từ tinh tinh hay vượn rồi sang người.
Theo thống kê, tới nay đã có hàng chục triệu người tử vong vì bệnh AIDS.
AIDS là bệnh có thể lây từ người sang người. Có 3 con đường lây lan chủ yếu:
- Lây truyền qua đường máu hoặc các chế phẩm có dính máu của người nhiễm virus HIV: các dụng cụ tiêm chích, kim xăm trổ, kim châm cứu, lưỡi dao cạo râu, dụng cụ phẫu thuật không được tiệt trùng đúng cách,...
- Lây truyền qua đường tình dục: nguy cơ cao nhất có thể lây nhiễm là quan hệ tình dục qua đường hậu môn, sau đó là quan hệ tình dục qua đường âm đạo và cuối cùng là quan hệ tình dục qua đường miệng. Trong đó, người nhận tinh dịch có nguy cơ bị lây nhiễm virus HIV cao hơn.
- Lây truyền virus HIV từ mẹ sang con: cụ thể là lây nhiễm virus thông qua rau thai rồi vào cơ thể của thai nhi. Hoặc khi sinh là từ dịch ối, dịch âm đạo hoặc các vết loét ở cơ quan sinh dục,.. Sau khi sinh thì trẻ có thể lây nhiễm virus khi bú sữa mẹ, núm vú của mẹ có vết loét và trẻ ngậm phải.
Lưu ý, virus HIV không thể lây lan qua đường nước bọt đơn thuần, trừ khi trong nước bọt có lẫn máu của người mang virus thông qua các vết viêm loét miệng,..
>> Xét nghiệm giúp phát hiện chẩn đoán HIV/AIDS
SARS là hội chứng suy hô hấp thể cấp tính có biến chứng nghiêm trọng. Theo nghiên cứu thì mầm bệnh này xuất phát từ một loài chồn hương và được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2003 (corona virus).
Cuối năm 2019, dịch bệnh COVID-19 hay còn gọi là nCoV được biết đến là một chủng biến thể mới của họ corona virus. Chủng virus này được gọi là SARS-CoV-2. Ca đầu tiên được xác định ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và sau đó bắt đầu lây lan rộng tới các nước trên thế giới và trở thành đại dịch.
Các nhà khoa học ca bệnh đầu tiên có sự tiếp xúc với động vật (loài dơi) hoặc ăn uống các thực phẩm từ động vật hoang dã có mang mầm bệnh. Tuy nhiên vấn đề này vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và chưa có kết luận cuối cùng.
Con đường lây lan chính của bệnh SARS là lây truyền thông qua quá trình tiếp xúc gần giữa người mang mầm bệnh và người lành. Tiếp xúc gần được định nghĩa như sau:
- Tiếp xúc trong quá trình nói chuyện, chăm sóc, sinh hoạt
- Tiếp xúc với giọt bắn, dịch tiết hô hấp của người bệnh như nước bọt, máu, tinh trùng, phân,... thông qua các hoạt động như hắt hơi, ho,...
- Virus cũng có thể tồn tại bám trên các bề mặt đồ vật bề mặt nhẵn. Tùy từng bề mặt mà khả năng tồn tại của virus ngoài không khí sẽ khác nhau. Khi người lành đưa tay chạm vào các bề mặt có chứa virus và đưa lên mắt, mũi, miệng thì sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh.
Hiện tại, Việt Nam đang tiến hành thử nghiệm vaccine COVID-19 Việt Nam với hi vọng có thể tìm ra vaccine ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Bạn có thể tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY.
Bệnh sốt xuất huyết do muối Aedes aegypti và Aedes albopictus truyền bệnh. Ca đầu tiên của sốt xuất huyết Dengue được phát hiện vào những năm 50 của thế kỷ trước ở khu vực Thái Lan và Philippines. Thời gian sau đó đã có thêm 9 quốc gia bị bùng phát dịch sốt xuất huyết và khoảng năm 70 của thế kỷ trước.
Theo thống kê thì tính tới hiện tại, đã có khoảng 100 quốc gia có sự xuất hiện của bệnh sốt xuất huyết Dengue.
- Lây bệnh qua muỗi vằn mang bệnh là con đường lây truyền phổ biến nhất
- Lây truyền qua đường máu hay dùng chung bơm kim tiêm với người mang mầm bệnh. Đây là đường lây ít phổ biến so với đường muỗi đốt
- Các đường lây ít phổ biến hơn là lây truyền sốt xuất huyết tại bệnh viện (chế phẩm máu, phơi nhiễm do các tổn thương từ kim tiêm hay tổn thương niêm mạc,..). Hoặc lây truyền dọc, có nghĩa là mẹ mang virus dengue ở trong máu vào khoảng 10 ngày trước khi sinh con và có thẻ truyền virus sốt xuất huyết cho con trong lúc sinh.
Bệnh sốt Ebola được các nhà khoa học cho rằng lây lan từ giống khỉ dạng người (hay còn được gọi là khỉ dã nhân) sang người. Người bị nhiễm virus sẽ có biểu hiện là sốt cao, thậm chí là xuất huyết nặng. Bệnh có tỷ lệ tử vong đặc biệt cao, từ 50 - 90%.
Nơi đầu tiên phát hiện ca nhiễm Ebola là tại Sudan vào những năm 70 của thế kỉ trước. Tại đây tỷ lệ tử vong là 90% trên các ca bị nhiễm bệnh.
Các nhà khoa học xác định đường lây virus Ebola là từ người sang người thông qua máu hoặc tiếp xúc chất thải của bệnh nhân.
Như vậy, bệnh do virus Ebola không lây truyền qua đường không khí hay thông qua các tiếp xúc thông thường ví dụ như ở gần người bị bệnh như những bệnh hô hấp khác.
Bệnh sốt vàng là bệnh lây truyền từ động vật sang người do virus gây ra được xác định nguồn gốc từ khỉ dã nhân cư trú tại khu vực Trung Phi. Nhưng trên thực tế thì khả năng nguồn gốc cao hơn là từ tinh tinh hay vượn người.
Những ca mắc bệnh sốt vàng đầu tiên trên thế giới được ghi nhận vào khoảng 100 năm trước.
Bệnh sốt vàng có con đường lây lan thông qua vật trung gian truyền nhiễm là muỗi, trong đó muối Andes được coi là vector chính của bệnh sốt vàng. Cụ thể, khi côn trùng đốt và hút máu của người mang virus sẽ đi đốt và truyền virus của người bệnh sang người lành.
Sốt Tây sông Nile là một bệnh lây truyền từ động vật sang người tồn tại trong cơ thể của các loại chim hoang dã và truyền bệnh. Những ca đầu tiên được phát hiện ở khu vực Châu phi (một phụ nữ bị sốt tại vùng Tây sông Nile của Uganda năm 1937), ngoài ra còn ở Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ.
Người bị nhiễm virus sẽ có tới 75% ca không có biểu hiện bệnh rõ ràng. Còn lại 20% sẽ có dấu hiệu sốt, bị nôn mửa hay phát ban. Khoảng 1% các ca mắc có triệu chứng viêm não, viêm màng não cùng cứng khớp cổ, bị rối loạn hay lên cơn co giật.
Bệnh sốt Tây sông Nile nguy hiểm do dễ dàng lây sang cho con người thông qua vector trung gian là loài muỗi truyền bệnh và bệnh rất dễ bùng phát thành dịch.
Bệnh sốt rét là bệnh lây truyền từ động vật sang người gây ra bởi ký sinh trùng tên Plasmodium. Theo thống kê thì mỗi năm trên thế giới có tới 300 triệu người bị mắc bệnh sốt rét, trong số đó có hơn 1 triệu ca bị tử vong.
Từ năm 2000, tỉ lệ bệnh sốt rét toàn cầu đã giảm xuống đến 60%. Nhưng để loại trừ hoàn toàn căn bệnh này không dễ dàng.
Kí sinh trùng gây bệnh sốt rét được cho là lây lan qua muỗi trung gian là muỗi Anopheles. Muỗi này sau khi đốt người bệnh sẽ mang mầm bệnh sang cho người lành. Đây cũng là phương thức lan truyền chủ yếu.
Ngoài ra, bệnh sốt rét cũng có thể lây lan từ mẹ sang con thông qua nhau thai bị tổn thương hoặc lây qua việc truyền máu của người bệnh sang người lành hay dùng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm bệnh.
Ký sinh trùng sốt rét không tồn tại môi trường bên ngoài, chỉ tồn tại trong máu và trong cơ thể muỗi truyền bệnh.
Bệnh Laima là một bệnh lây truyền từ động vật sang người, cụ thể là có nguồn gốc từ hươu và chuột.
Người bị nhiễm bệnh Laima sẽ có các biểu hiện giống như người bị cúm thông thường nhưng diễn biến của bệnh thường nặng hơn rất nhiều và có thể dẫn tới biến chứng viêm khớp. Nơi đầu tiên phát hiện ra ca bệnh là ở thành phố Laima (Mỹ) nên được dùng để đặt tên cho bệnh.
Bệnh đậu mùa là bệnh có nguồn gốc từ loài lạc đà. Virus gây ra bệnh là virus Variola major và Variola minor. Mặc dù đã bị xóa sổ nhưng WHO và các nước vẫn lên những kế hoạch dự trù để đối phó với virus gây bệnh đậu mùa.
Triệu chứng chính của bệnh đậu mùa là các cơn sốt cao đột ngột kèm theo khó chịu ở cơ thể và mệt mỏi. Nhiều ca bị đau lưng và đau đầu dữ dội hoặc đau bụng, nôn mửa rồi sau đó 2 - 4 ngày sẽ bị ban ngứa đặc trưng theo các giai đoạn: dát, sần, mụn nước, mụn mủ và đóng vảy.
- Lây lan trực tiếp từ người này sang người khác, yêu cầu là cần phải tiếp xúc trong thời gian dài, tiếp xúc qua giọt bắn ở người bệnh thông qua ho, hắt hơi hay nói chuyện
- Lây lan gián tiếp thông qua hệ thống thông gió, người bệnh hắt hơi ho khiến giọt bắn văng xa (hiếm gặp)
- Lây lan qua việc tiếp xúc với các vật dụng bị dính virus của người bệnh như quần áo, ga trải giường. Nguồn lây này cũng hiếm gặp.
Bệnh đậu mùa khỉ có nguồn bệnh được xác định là từ giống chuột vàng. Những ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào cuối tháng 5 năm 2005 ở Mỹ.
Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ là sốt, nhức đầu và các cơn đau cơ, sưng hạch. Sau đó sẽ xuất hiện các nốt phát ban dạng mụn nước và có lớp vỏ ngoài.
Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền từ động vật sang người có thể lây lan thông qua việc xử lý thịt rừng, thông qua vết cắn hay vết xước của động vật và chất dịch cơ thể hay các vật bị nhiễm virus hoặc tiếp xúc gần với những người đang bị bệnh.
Bệnh dịch hạch là bệnh có nguồn gốc từ chuột và một vài loại thú gặm nhấm khác do vi khuẩn Yersinia pestis. Đợt dịch hạch lớn đầu tiên được ghi nhận xảy ra vào thế kỷ thứ VI tại Vizantia, trong 50 năm đã có gần 100 triệu người chết vì dịch hạch.
Bệnh dịch hạch có 4 thể bệnh chủ yếu là thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi và thể da. Mỗi một thể khác nhau sẽ có biểu hiện khác nhau.
Con đường lây lan chủ yếu của bệnh dịch hạch là thông qua bọ chét đốt và hút máu từ vật chủ mang mầm bệnh và truyền cho người.
Ngoài ra, bệnh dịch hạch có thể lây lan trực tiếp qua đường hô hấp (tiếp xúc với dịch hạch thể phổi hay vật chủ bị chết do dịch hạch); qua đường tiêu hóa (ít gặp); qua da hoặc niêm mạc (thông qua vết thương hở).
Bệnh bò điên là bệnh lây truyền từ động vật sang người có nguồn gốc từ thịt bò. Người bệnh chủ yếu do ăn thịt bò có chứa mầm bệnh dẫn tới các tổn thương nặng đến hệ thần kinh trung ương. Cụ thể là bị rối loạn thoái hóa não dẫn tới bị mất trí nhớ rồi tử vong.
Bệnh bò điên là bệnh không thể lây truyền thông qua việc ho hay hắt hơi hoặc chạm hay quan hệ tình dục với người bệnh. Tuy nhiên, bệnh có 3 đường lây sau đây:
- Tự phát do không rõ cách lây nhiễm
- Di truyền, chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 15% do có tiền sử gia đình bị bệnh hay thông qua xét nghiệm có dương tính với một thể đột biến gene nào đó có liên quan tới bệnh bò điên. Trường hợp này được gọi là bệnh bò điên gia đình.
- Lây nhiễm từ việc tiếp xúc với mô của người bệnh như cấy giác mạc hoặc phẫu thuật cấy ghép da; các dụng cụ phẫu thuật không được khử trùng đúng cách. Đây được gọi là bệnh bò điên do điều trị (iatrogenic CJD).
Bệnh viêm não là bệnh có nguồn gốc từ loài chuột và một số loài gặm nhấm khác. Theo thống kê, hàng năm trên thế giới có khoảng 100.000 - 200.000 người bị mắc bệnh viêm não, trong số đó có 10.000 - 15.000 ca bị tử vong.
Bệnh viêm não có hai thể biểu hiện khác nhau là viêm não thể tiên phát và viêm não thể thứ phát. Bệnh viêm não thể tiên phát thường là nặng nề hơn nhiều trong khi bệnh viêm não thể thứ phát thì thường phổ biến hơn.
Các trung gian truyền bệnh viêm não phổ biến là muỗi và ve.
Bệnh cúm A H5N1 còn được gọi là bệnh cúm gia cấm. Bệnh do virus H5N1 gây ra và lây truyền từ gia cầm sang người. Ca cúm A H5N1 đầu tiên được phát hiện là ở Việt Nam và Thái Lan vào năm 2004. Sau đó bệnh cúm A cũn đã được ghi nhận thêm ở một số quốc gia khác bao gồm Campuchia, Indonesia và Trung Quốc.
Virus cúm A/H5N1 là virus có thể lây lan từ gia cầm bị nhiễm virus sang người lành. Các phương thức lây lan bao gồm:
- Lây lan qua đường hô hấp do tiếp xúc với nước bọt có chứa virus cúm A thông qua hoạt động như ho, hắt hơi sau đó đưa lên mũi, miệng
- Tiếp xúc trực tiếp với gia cầm mang bệnh hay các đồ dùng bị dính phân gia cầm mang bệnh
- Ăn thịt của gia cầm, các món tái,...
Nguồn tham khảo: Wikipedia, WHO