Vứt bỏ mỡ lợn thay thế bằng dầu thực vật, nhiều người đang lãng phí một loại mỡ tốt cho sức khỏe

Vứt bỏ mỡ lợn thay thế bằng dầu thực vật, nhiều người đang lãng phí một loại mỡ tốt cho sức khỏe
Hiện nay, nhiều gia đình đã thay thế hoàn toàn mỡ lợn bằng dầu thực vật. Đây là một sai lầm rất lớn khi mỡ lợn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, thậm chí được khoa học chứng minh có công dụng chữa được nhiều bệnh.

Trước khi có sự “thống trị” của dầu ăn, dầu thực vật, mỡ lợn là thực phẩm thông dụng trong chế biến các món ăn. Mỡ lợn có hương vị thơm, giàu khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe, không gây bệnh tim mạch và làm món ăn có vị thơm ngon hơn. 1 đài truyền hình tại Anh đã công bố mỡ lợn đứng vị trí thứ 8 trên 100 loại thực phẩm bổ dưỡng nhất thế giới.

Tác dụng kinh ngạc của “mỡ lợn” trong bữa ăn hàng ngày, nhất là mùa dịch Covid-19. - Ảnh 1.

Loại bỏ hoàn toàn mỡ lợn trong bữa ăn hàng ngày là một sai lầm lớn của nhiều gia đình - Ảnh: Internet

Tuy nhiên, thịt mỡ hiện nay là loại thực phẩm khiến nhiều người e ngại và có suy nghĩ rằng thịt mỡ sẽ gây ra các bệnh như béo phì, tăng cholesterol hay xơ vữa động mạch. Vì lý do đó, mỡ lợn dần dần biến mất trong những bữa cơm của gia đình Việt.

Trong vài năm gần đây do giãn cách của dịch bệnh Covid-19, nhiều gia đình đã quay lại sử dụng mỡ lợn để thay thế cho dầu ăn bởi nhiều công dụng của nó. Thậm chí, 1 đài truyền hình tại Anh đã công bố mỡ lợn đứng vị trí thứ 8 trên 100 loại thực phẩm bổ dưỡng nhất thế giới. Nên cân đối mỡ lợn và dầu thực vật bởi không nên sử dụng duy nhất một loại dầu nào để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn đến sức khỏe.

1. Mỡ lợn giàu vitamin và khoáng chất

Nhiều nhà khoa học đã có những công trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá thành phần dinh dưỡng trong mỡ lợn giàu vitamin nhóm B, vitamin nhóm D, các khoáng chất hơn hẳn thịt cừu, thịt bò hay quả bơ. Ngoài ra, mỡ lợn còn thúc đẩy hấp thụ canxi của cơ thể làm cho xương chắc khỏe, vitamin D cải thiện hệ tim mạch, tăng cường chức năng của phổi và hô hấp, tăng cường sức mạnh cơ bắp và giúp cơ thể cải thiện đề kháng, chống nhiễm trùng.

Tác dụng kinh ngạc của “mỡ lợn” trong bữa ăn hàng ngày, nhất là mùa dịch Covid-19. - Ảnh 2.

Đọc thêm 

Món ăn khiến cơ quan nội tạng "lo sợ", đặc biệt phụ nữ càng nên tránh 

Nhiệt độ sôi của dầu ăn là bao nhiêu? Lưu ý khi sử dụng dầu ăn để bảo vệ sức khỏe

2. Mỡ lợn chứa 40% chất béo bão hòa 

Trong mỡ lợn có chứa thành phần chất béo bão hòa khá cao có tác dụng làm hệ thống mao mạch máu bền vững hơn. Chất lecithin, cùng với cholesterol tham gia cấu tạo màng tế bào thần kinh phòng các bệnh về tai biến, tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim hay đột quỵ. Trong khi đó, các loại dầu thực vật lại không có chức năng này. 

Ngoài ra, mỡ lợn và dầu thực vật đều cung cấp 1 lượng calories giống nhau ( 1gr = 9 calo) nhưng dầu thực vật lại chứa acid béo không no (khi đun nấu nhiệt độ cao sẽ phân hủy thành chất độc hại cho cơ thể), còn mỡ lợn thì không. 

Nếu không sử dụng mỡ lợn trong thời gian dài, cơ thể rất khó hấp thụ Vitamin A, thiếu hụt chất này gây nguy cơ mắc các bệnh về xương, rối loại nội tiết tố cũng như gia tăng khả năng nhồi máu cơ tim.

3. Tác dụng chữa nhiều bệnh trong cơ thể 

- Giảm táo bón

Mỡ lợn có kết cấu mịn và dạng đặc, khi xào nấu mỡ lợn có vị thơm đặc biệt giúp kích thích khẩu vị, bôi trơn thành ruột, từ đó giúp giảm tình trạng táo bón. 

- Nuôi dưỡng nội tạng

Khi nhìn thấy làn da và tóc của mình đột nhiên xấu đi thì phổi của bạn đang gặp vấn đề. Nếu ăn mỡ lợn thường xuyên với 1 lượng vừa phải sẽ nuôi dưỡng lại phổi và gián tiếp làm hồi sinh lại làn da và tóc của bạn.

Ngoài ra, các cơ quan nội tạng khác cũng sẽ được làm sạch, tăng cường sức mạnh của lá lách, giúp tiêu hóa và hấp thụ thức ăn cho người đau dạ dày. 

- Tăng sức đề kháng

Mỡ lợn có lượng calo cao có lợi cho những người cần bổ sung năng lượng sau khi ốm dậy, người vừa khỏi bệnh nặng hay người thường xuyên lao động vất vả. Bên cạnh đó mỡ lợn có chứa lượng lớn axit linoleic và axit oleic, có tác dụng làm giảm nguy cơ trầm cảm.

- Chăm sóc da

Hàm lượng vitamin A và vitamin E dồi dào có trong mỡ lợn chính là "vị cứu tinh" cho làn da của chị em phụ nữ. Ở châu Phi nhiều người dân sử dụng mỡ lợn để lau tay chân để giữ làn da không bị cháy nắng bởi miền nhiệt độ cao và tránh da không bị nứt nẻ do không khí khô. Do vậy, bạn có thể sử dụng mỡ lợn để dưỡng da vừa tiết kiệm mà lại có sẵn, hơn nữa có nhiều người chưa biết đến phương pháp này. 

- Giải độc cơ thể

Trong mỡ lợn có hoạt chất giúp giải độc gan, thanh nhiệt, loại bỏ chất độc trong rượu bia (chất độc cantharidin). Nhờ chức năng giải độc tốt mà mỡ lợn còn giúp giảm thiểu tình trạng vàng da. 

4. Lưu ý khi ăn mỡ lợn và dầu thực vật

Trong mỡ lợn có lượng calo cao nếu ăn thường xuyên rất dễ tăng cân, bởi mỡ lợn tạo ra 9 calories trên 1 gram chất béo, vì vậy bạn nên lưu ý chỉ sử dụng đủ cho mỗi bữa ăn, tránh tình trạng lạm dụng mỡ lợn sẽ gây ra thừa cân, béo phì.

Tác dụng kinh ngạc của “mỡ lợn” trong bữa ăn hàng ngày, nhất là mùa dịch Covid-19. - Ảnh 4.

Nên cân đối dầu thực vật và mỡ lợn trong ăn uống hàng ngày - Ảnh: Internet

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên sử dụng mỡ động vật và dầu thực thật với tỷ lệ 55-45 để tránh bệnh xơ vữa động mạch, và nên sử dụng mỡ lợn mỗi tuần 2 lần, mỗi lần không nên tiêu thụ quá 25-30 gram. Đối với trẻ em trong giai đoạn phát triển, tỷ lệ mỡ/dầu là 70/30, còn người cao tuổi là 30/70. 

Bên cạnh đó, những người đang gặp bệnh đau dạ dày, hệ tiêu hóa kém, huyết áp cao, đầy hơi tiêu chảy nên hạn chế ăn mỡ lợn. 


Tác giả: Minh Ngọc