Vụ sản phụ liệt nửa người sau khi sinh mổ: Tầm quan trọng của khai báo tiền sử dị ứng thuốc

Vụ sản phụ liệt nửa người sau khi sinh mổ: Tầm quan trọng của khai báo tiền sử dị ứng thuốc
Liên quan đến vụ việc nữ sản phụ N.T.T.Th. (29 tuổi, quê Lâm Đồng) bị liệt nửa người sau khi sinh mổ tại BV Phụ sản Mêkông, chiều 20/1, phía bệnh viện đã chính thức trả lời với báo chí.

"Trước đó như đã thông tin, ngày 2/11/2020 vợ chồng chị Th. đến bệnh viện Phụ sản Mêkông để tiến hành nhập viện. Sản phụ có chỉ định mổ bắt con do thai lớn, tiểu đường thai kỳ, tiền sử dị ứng thuốc tê, xương chậu hẹp. Sau khi hoàn tất các thủ tục nhập viện, chị Th. được đưa đi nhận phòng lưu trú. 

Tại đây, nữ hộ sinh có khám và hỏi tình trạng của sản phụ thì được chị Th. thông báo có tiền sử dị ứng thuốc tê, sau đó nữ hộ sinh có dán biểu tượng lưu ý việc dị ứng cho sản phụ. Thông tin này được chị Th. một lần nữa trình bày tại phòng tiền phẫu, trước khi vào ca mổ bắt con.

Tuy nhiên theo chồng sản phụ, bác sĩ H. đã tự ý đổi từ phương án gây mê sang gây tê mà không thông báo trước với người nhà cũng như không được sự đồng ý của chị Th. khiến cho sau đó biến chứng liệt nửa người."

Bác sĩ gây mê tự ý làm sai quy trình chỉ vì "lòng tốt"

Theo BS. Lê Minh Nguyệt – Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp của bệnh viện cho biết đây là một sự cố không mong muốn bởi không có vị y bác sĩ nào lại muốn gây tai biến cho bệnh nhân cả. Khi xảy ra sự cố đối với sản phụ Th., bản thân bác sĩ gây mê lẫn phía bệnh viện nhận hết trách nhiệm về mình.

Theo bác sĩ Nguyệt chia sẻ, khi khám tiền mê, sản phụ Th. có thông báo dị ứng thuốc tê, bác sĩ khám ghi nhận điều này. Tuy nhiên khi đi vào phòng mổ, bác sĩ H. - Trưởng Khoa Gây mê hồi sức lại có nhận định khác, không biết giữa gây tê với gây mê cái nào sẽ tốt hơn cho bệnh nhân.

Vụ sản phụ liệt nửa người sau khi sinh mổ: Bệnh viện Phụ sản Mêkông thừa nhận sai sót, nhận trách nhiệm về mình - Ảnh 2.

"Mặc dù bệnh nhân chia sẻ bị dị ứng thuốc tê nhưng bác sĩ H. vẫn test lại dị ứng thì không thấy. Việc gây mê nguy hiểm hơn gây tê nên bác sĩ H. vì lòng tốt muốn lo cho bệnh nhân. Tuy nhiên phán đoán lần này lại không đúng đã gây ra sự cố, có lỗi với người bệnh, trái với quy trình khám tiền mê trước đó", BS. Nguyệt thẳng thắn thừa nhận.

Việc bác sĩ H. làm trái với quy trình khám tiền mê trước đó, bác sĩ Nguyệt cho biết trong thời điểm ấy, bác H. suy nghĩ cho người bệnh nên mới chọn lựa cách gây tê cho đỡ nguy hiểm hơn, bởi việc gây mê trong mổ đẻ dễ dẫn đến tai biến. Bác sĩ H. cũng đã có test phản ứng của bệnh nhân trước, thấy âm tính rồi mới làm..., nhưng đó là một quyết định sai lầm.

Vụ sản phụ liệt nửa người sau khi sinh mổ: Bệnh viện Phụ sản Mêkông thừa nhận sai sót, nhận trách nhiệm về mình - Ảnh 3.

Về vấn đề sản phụ bị liệt có phải cho thuốc gây tê hay không thì hiện nay, Hội đồng chuyên môn vẫn chưa tìm thấy lý do là gì, không chứng minh được, điều này rất khó cho bệnh viện.

Tầm quan trọng của việc khai báo tiền sử dị ứng thuốc

Các bác sĩ cho biết, dị ứng thuốc hay còn gọi là Drug allergy là tình trạng cơ thể phản ứng quá mức và bất thường gây hại cho cơ thể khi tiếp xúc với các loại thuốc (dị nguyên) mà cơ thể bị dị ứng. Dị ứng thuốc không phụ thuộc vào việc bạn sử dụng liều lượng bao nhiêu và còn có tính mẫn cảm chéo. Có nghĩa là, bạn bị dị ứng với thuộc họ này thì những thuốc "cùng họ" đó cũng sẽ gây ra phản ứng dị ứng.

Vì thế việc khai báo tiền sử dị ứng khi thăm khám, uống thuốc, đặc biệt là khi thực hiện các phẫu thuật là vô cùng quan trọng, tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

 "Thầy thuốc phải khai thác tiền sử dùng thuốc, theo dõi đáp ứng của người bệnh khi dùng thuốc"

Đây là một trong những điều được quy định tại Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế , hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, có hiệu lực từ ngày 25/7/2011. Cụ thể:

- Khi khám bệnh, Thầy thuốc phải khai thác tiền sử dùng thuốc, tiền sử dị ứng, liệt kê các thuốc người bệnh đã dùng trước khi nhập viện trong vòng 24 giờ và ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án để chỉ định sử dụng thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc.

Thuốc chỉ định cho người bệnh cần bảo đảm phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh; phù hợp tình trạng bệnh lý và cơ địa người bệnh; phù hợp với tuổi và cân nặng; phù hợp với hướng dẫn điều trị ; không lạm dụng thuốc.

- Khi chỉ định dùng thuốc, thầy thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh án, không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trường hợp sửa chữa bất kỳ nội dung nào phải ký xác nhận bên cạnh. 

Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi dùng thuốc. 

Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đường tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và các đường dùng khác. Phải đánh số thứ tự ngày dùng thuốc đối với thuốc phóng xạ; thuốc gây nghiện; thuốc hướng tâm thần; thuốc kháng sinh; thuốc điều trị lao; thuốc corticoid.

- Thầy thuốc phải chỉ định thời gian dùng thuốc, lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh. Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm.

- Thầy thuốc phải thông báo tác dụng không mong muốn của thuốc cho điều dưỡng chăm sóc theo dõi và người bệnh (hoặc gia đình người bệnh). Theo dõi đáp ứng của người bệnh khi dùng thuốc và xử lý kịp thời các tai biến do dùng thuốc. Báo cáo phản ứng có hại của thuốc cho khoa Dược ngay khi xảy ra.

Gây tê và gây mê khác nhau như thế nào?

- Thuốc gây mê là các hóa chất chỉ định sử dụng với một liều lượng nhất định đưa vào cơ thể bệnh nhân khiến bệnh nhân bị mất ý thức tạm thời nhưng vẫn duy trì được những chức năng khác của cơ thể như chức năng hô hấp, chức năng tuần hoàn hay bài tiết,...

Với mỗi một loại thuốc gây mê thì liều lượng dùng sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, thuốc gây mê cần phải được dùng đúng cách vì nếu dùng quá nhiều có thể xảy ra tình trạng nhiễm độc.

- Gây tê là một phương pháp vô cảm, chỉ định các tác nhân hóa học hay vật lý có tác dụng ức chế tạm thời những dẫn truyền xung động thần kinh, làm người bệnh mất đi cảm giác đau ở một vùng cơ thể nhất định.


Tác giả: Kim Phụng