Vô sinh, hiếm muộn được xem là vấn đề nan giải với nhiều cặp vợ chồng. Để có một đứa con, các cặp vợ chồng cần phải đi khám hiếm muộn và điều trị hiếm muộn theo sự hướng dẫn của các bác sĩ. Nếu bạn trên độ tuổi 35 hoặc có bất kì vấn đề sức khỏe nào khác thì nguy cơ bị hiếm muộn là khá cao và việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ y học hiện đại là điều cần thiết trong lúc này.
Bước đầu, bác sĩ sẽ chia sẻ với các bạn về tiền sử bệnh lý cũng như sức khỏe sinh sản, thói quen sinh hoạt của bạn. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành khám hiếm muộn cho bạn. Vậy khám hiếm muộn bao gồm những gì?
Khám hiếm muộn như thế nào (ảnh Internet).
- Vấn đề tình dục của vợ chồng bạn
Cảm giác đau khi giao hợp có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung hay viêm vùng chậu. Các vấn đề về cương dương hay xuất tinh có thể gây ra tác động tiêu cực đến khả năng thụ thai.
- Chu kỳ kinh nguyệt của người vợ
Rong kinh hay kinh nguyệt không đều cũng có thể là tác nhân ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Bác sĩ muốn biết thông tin gì? (ảnh Internet).
- Tiền sử về sức khỏe sinh sản
Nếu bạn đã từng có con hay mang thai trước đây hay thậm chí đã có lần bị sẩy thai hay là đã trải qua một thời gian khá dài để được mang thai, thì rất có thể đó cũng là vấn đề gây cản trở mong muốn có con của bạn.
- Các bạn có tiền sử mắc bệnh gì không?
Bạn nên trả lời thật với bác sĩ những căn bệnh mãn tính hay những loại thuốc nào bạn đã và đang sử dụng có thể tác động đến khả năng sinh sản của bạn.
- Sức khỏe sinh sản của các bạn?
Trước đây bạn đã mắc phải những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục nào hay không chẳng hạn bệnh chàm chlamydia. Bệnh truyền nhiễm này ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ.
- Thói quen sinh hoạt của vợ chồng bạn
Bác sĩ sẽ trao đổi thêm với bạn về tác động của yếu tố tuổi tác của bạn và người bạn đời, đó cũng được xem là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
Sau khi tìm hiểu những thông tin liên quan đến sức khỏe sinh sản của bạn, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng cho bạn.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ yêu cầu cả hai vợ chồng làm một bài kiểm tra vật lý để chuẩn đón được các dấu hiệu của vấn đề sinh sản. Đối với người vợ sẽ được kiểm tra ổ bụng và vùng chậu. Kết quả thu được sẽ cho thấy nhiều căn bệnh như nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, u xơ hay u nang buồng trứng. Còn người chồng cũng sẽ được kiểm tra về triệu chứng sưng bìu tinh hoàn.
Đó là bước tiếp theo của những bài kiểm tra căn bản trước khi thụ thai nếu bạn chưa từng làm trước đây.
- Nội soi cổ tử cung (nếu gần đây chưa tiến hành).
- Xét nghiệm máu để kiểm tra xem liệu bạn có miễn dịch với bệnh rubella (sởi Đức).
- Xét nghiệm máu để kiểm tra hệ miễn dịch cơ thể với bệnh thủy đậu.
- Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện bệnh chàm Chlamydia, một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây tắc nghẽn ống dẫn trứng.
- Xét nghiệm máu để biết bạn đã tới chu kì rụng trứng hay chưa (xét nghiệm được tiến hành 7 ngày trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt).
- Các xét nghiệm máu khác để kiểm tra vấn đề rối loạn nội tiết tố nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Người vợ được làm các xét nghiệm chuyên khoa về sinh sản (ảnh Internet).
- Xét nghiệm tinh trùng;
- Xét nghiệm nước tiểu để tìm ra bệnh chàm chlamydia.
Chồng của bạn cũng được làm các xét nghiệm chuyên khoa (ảnh Internet).
Sau khi hoàn thành các bài kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cho bạn. Nếu sức khỏe của bạn bình thường thì bác sĩ sẽ cho lời khuyên để thay đổi lối sống, rèn luyện sức khỏe, ăn uống đầy đủ chất, việc đó sẽ giúp bạn mau chóng có con.
Ngược lại, kết quả kiểm tra tiết lộ sức khỏe sinh sản của bạn không tốt, bác sĩ sẽ sắp xếp một cuộc hẹn nữa dành cho bạn để được các chuyên gia về hiếm muộn, vô sinh tư vấn và điều trị.