Vitamin B là gì? Tác dụng của vitamin B đối với cơ thể

Vitamin B là gì? Tác dụng của vitamin B đối với cơ thể
Để tìm hiểu vitamin B là gì, trước tiên bạn cần biết vitamin B là một loại vitamin cần thiết và quan trọng cho sự phát triển của con người. Vitamin B có nhiều công dụng trong việc cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng...

Vitamin B là một loại dinh dưỡng rất quan trọng và cần thiết cho cơ thể nhưng không hẳn ai cũng có thể trả lời được câu hỏi này. Bài viết dưới đây hy vọng có thể giúp bạn có thêm hiểu biết về vitamin B là gì hay công dụng của nó như thế nào.

1. Vitamin B là gì?

Chúng ta đều biết rằng vitamin B là chất cần thiết và quan trọng cho sự phát triển toàn diện của con người. Vậy vitamin B là gì và nó có đặc điểm như thế nào?

Khoa học đã lý giải và định nghĩa vitamin B như sau: Vitamin B là một trong các nhóm vitamin có khả năng hòa tan trong nước. Chúng đóng vai trò quan trọng và then chốt trong việc kích thích sự trao đổi chất của tế bào, chuyển hóa năng lượng.

vitamin b là gì

Vitamin B là một trong các nhóm vitamin có khả năng hòa tan trong nước. (Ảnh: Internet)

Trước đây, khi khoa học chưa phát triển, mọi người thường gộp các loại vitamin B thành 1 nhóm vitamin duy nhất. Chúng là chất cần thiết không thể thiếu của cơ thể nhưng cơ thể lại không thể tự sản xuất được. Cách duy nhất để bổ sung vitamin B chính là thông qua đường ăn uống.

2. Phân loại vitamin B như thế nào

Vitamin B có nhiều loại, trong đó bao gồm:

- Vitamin B1 hay còn gọi là thiamin. Đây là một loại dẫn xuất của chứa lưu hình có công thức hóa học là C12H17N4OS. Nó cũng là loại vitamin B được tìm thấy đầu tiên trong nhóm 8 loại B2 B3, B5, B6, B7, B8, B9, B12.

B1 tồn tại ở dạng tinh thể trắng và rất nhạy cảm với nhiệt độ. Khi được nấu chín, chúng sẽ phẩn huy. Do đó, cách tốt nhất để bảo đảm loại vitamin này là để trữ đông lạnh hoặc chế biến theo dạng salad, hạn chế dùng nhiệt.

- Vitamin B6 (pyridoxine) có khả năng hòa tan trong nước và hoạt động như một coenzym. Loại dinh dưỡng này có tác dụng chuyển hóa tryptophan thành niacin. Đồng thời nó cũng tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa nitrogen hay tổng hợp acid nucleic.

- Vitamin B9 (Acid folic) đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và phân chia tế bào. Nó cũng góp phần kích thích và gia tăng sự hình thành của các tế bào máu. Loại dinh dưỡng này có nhiều trong hoa quả, thực phẩm lên men, rau xanh hay thịt bò...

- Nằm trong nhóm 8 loại vitamin B là vitamin B12. Trong chuyển hóa ở người, chúng ta thường gặp 2 loại vitamin B12 phổ biến là 5-deoxyadenosylcobalamin và methylcobalamin.

3. Tác dụng của vitamin B đối với sức khỏe

Vitamin B là một trong những dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu của cơ thể. Chúng góp phần vào quá trình trao đổi chất, nuôi dưỡng hệ thần kinh, bảo vệ thị lực của mắt… Bên cạnh đó, vitamin B còn là nguyên liệu cần thiết góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển hóa thức ăn thành dạng năng lượng.

Vitamin B giúp giảm thiểu tối đa các nguy cơ đột quỵ. (Đây là tình trạng máu đông làm hạn chế lượng máu di chuyển đến não bộ). Bổ sung vitamin B hàng ngày thông qua chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ góp phần giảm 7% nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, nó cũng là nguyên liệu được sử dụng để làm đẹp, duy trì làn da mềm mại và mái tóc suôn dài, khỏe mạnh.

Trên đây là các tác dụng chung, tổng quan của vitamin B đối với sức khỏe. Vậy công dụng riêng lẻ các các nhóm vitamin B là gì?

tác dụng của vitamin b

Vitamin B giúp giảm nguy cơ đột quỵ. (Ảnh: Internet)

Vitamin B1: Ngăn chặn bệnh tê phù Beriberi

- Ngăn chặn bệnh tê phù Beriberi: Tỉ lệ mắc bệnh Beriberi ở người nghiện rượu và suy dinh dưỡng khá cao. Nguyên nhân của căn bệnh này chính là việc thiếu hụt vitamin B1 làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và tim mạch. Bên cạnh đó, vitamin B1 còn có khả năng tăng tuần hoàn máu.

- Tốt cho hệ thần kinh: Vitamin B1 hoạt động tương tự như 1 loại chất chuyển vận thần kinh. Cụ thể nó dẫn truyền các xung đột thần kinh của não bộ, tủy sống cũng như hệ thần ngoại biên. Do đó, có thể thấy, B1 đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tim mạch, não bộ và toàn cơ thể.

- Tác dụng đối với tế bào: Chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, điều hòa khả năng sử dụng glucid.

Vitamin B2 giúp tăng cường hệ thống miễn dịch

Lượng vitamin B2 hay Riboflavin cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là 1,3 mg/người (cả ở nam và nữ). Vitamin B2 có tác dụng giúp cho làn da, niêm mạc ruột và tế bào máu luôn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, vitamin B2 còn có thể ngăn ngừa mụn trứng cá, chứng đau nửa đầu và đục thủy tinh thể.

Các nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B2 tự nhiên gồm: các sản phẩm từ sữa, thịt, các loại hạt và rau xanh.

Vitamin B3 cung cấp năng lượng

Vitamin B3 hay còn gọi là Niacin có tác dụng giúp chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng. Nhu cầu vitamin B3 cần thiết cho cơ thể như sau: Nữ: 14mg/ngày; Nam: 16mg/ngày. Nếu cơ thể bị thiết hụt vitamin B3 có thể gây ra chứng mất trí, tiêu chảy và nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thể chất và tinh thần.

Các nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B3 tự nhiên gồm: sữa, cá, các loại đậu, quả hạch, thịt nạc và bánh mỳ.

Vitamin B5 đóng vai trò quan trọng trong thành phần hormon

Vitamin B5 hay còn gọi là axit pantothetic giúp sản xuất kích thích tố cầng thiết cho sự tăng trưởng của cơ thể. Vitamin B5 bổ sung nước cho làn da, làm chậm quá trình lão hóa và giúp da khỏe mạnh hơn.

Nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B5 bao gồm: khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau họ cải bắp như bông cải xanh, cải xoăn,...

Vitamin B6 làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Hàm lượng vitamin B16 cần thiết cho người trưởng thành rơi vào khoảng 1.3 mcg. Các chất này có nhiều trong thịt gà, cá ngừ, bột ngũ cốc nguyên htj, cá hồi, tôm hay các loại rau củ như cà rốt, rau bina, hạt hướng dương…

Tác dụng của vitamin B6 đối với cơ thể như sau:

- Chuyển hóa thức ăn thành năng lượng

- Chống lại các vấn đề về nhiễm khuẩn.

- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần cung cấp đầy đủ vitamin B6 cho cơ thể để thức đẩy và đảm bảo quá trình phát triển não bộ của trẻ.

Vitamin B9 cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể

Tác dụng của các loại vitamin là gì? Theo phân loại, vitamin B9 còn được gọi với tên khoa học là axit folic hoặc folic. Hàm lượng khuyến cáo cho người trưởng thành là 400 mcg mỗi ngày và có nhiều trong ngũ cốc, rau xanh và các loại đậu, hạt…

Các tác dụng của loại vitamin này đối với cơ thể như:

- Kích thích quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

- Làm trưởng thành tế bào hồng cầu nhờ cơ chế tổng hợp purine, pyrimidines.

- Tham gia vào quá trình phát triển methionine của hệ thần kinh bào thai.

Vitamin B12 giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo hàm lượng vitamin B12 cho người trưởng thành là 2.4 mcg. Chúng có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như cá, thịt, men dinh dưỡng… Các tác dụng tiêu biểu của vitamin B12 bao gồm:

- Ngăn ngừa bệnh thiếu máu, tăng cường chất lượng của tế bào máu, giúp tế bào thần kinh luôn khỏe mạnh.

- Sửa chữa, tái tạo thần kinh ngoại biên.

Hi vọng với những thông tin được chia sẻ sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về vitamin B và tác dụng của vitamin B đối với sức khỏe. Từ đó giúp bạn biết cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Tác giả: Lê Thọ Hưng