Để biết được vitamin 3B đem lại tác dụng gì đối với sức khỏe con người, cần hiểu rõ vitamin 3B là gì và sử dụng loại thuốc này như thế nào. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vitamin 3B.
Vitamin 3B được biết là một loại thuốc, có biệt dược vitamin 3B, 3B-Soft vitamin, Vitamin 3B Plus… và tên hoạt chất là vitamin B1, B12. Trong khi đó, vitamin 3B được sản xuất trên thị trường với nhiều dạng bào chế có thể kể đến như: viên nén bao phim, viên nang mềm, thuốc tiêm hoặc các sản phẩm thực phẩm chức năng có hàm lượng khác nhau.
Do đó, để sử dụng vitamin 3B đem lại tác dụng hiệu quả đối với sức khỏe cần chú ý đến hàm lượng của sản phẩm trước khi mua và trước khi quyết định sử dụng.
Tham khảo hàm lượng vitamin nhóm B có trong một vài chế phẩm sau:
Với thành phần thuốc trong viên nén bao phim hay thực phẩm chức năng có: Viamin B1 125mg 3mg, vitamin B6 125mg 3mg và vitamin B12 125mcg 6mcg.
Vitamin 3B cần được bảo quan tại nơi khô ráo, thoáng mát, với nhiệt độ không quá 30 độ C và tránh ánh sáng trực tiếp.
Vitamin 3B là kết hợp của vitamin nhóm B gồm cả B1, B6 và B12. Sản phẩm vitamin 3B được đăng ký dưới dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng với hàm lượng vitamin B khác nhau để sửu dụng bổ sung vitamin thiết yếu trong cơ thể.
Đọc thêm:
Vitamin B là gì? Tác dụng của vitamin B đối với cơ thể
Vai trò của vitamin B đối với trẻ nhỏ và tầm quan trọng của việc bổ sung vitamin B cho trẻ
Vitamin 3B có tác dụng gì đối với sức khỏe, dựa vào hàm lượng các loại vitamin B1, B6, B12 trong dạng thuốc uống thường cao hơn nên được sử dụng để:
- Hỗ trợ điều trị các bệnh thiếu hụt vitamin nhóm B xảy ra do nguyên nhân dinh dưỡng.
- Có thể đem lại hiệu quả hỗ trợ điều trị giải độc do nghiện rượu gây ra.
- Đối với liều cao, được sử dụng một trong các hội chứng đau do thấp khớp hoặc thần kinh gây ra.
Hàm lượng vitamin 3B trong các loại thực phẩm chức năng chứa vitamin nhóm B đều có hàm lượng thấp hơn với tác dụng như sau:
- Đem lại hiệu quả giúp bổ sung vitamin cho cơ thể.
- Cải thiện tốt tình trạng cơ thể bị suy nhược do thiếu vitamin B1, B6 và B12.
- Hỗ trợ bổ sung các axit amin thiết yếu, giúp hỗ trợ chức năng gan mật hiệu quả.
- Thực phẩm chức năng 3B còn có tác dụng giúp ăn ngon.
- Hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe, chống mệt mỏi.
- Đồng thời có tác dụng tốt trong tăng cường hoạt động của hệ thần kinh.
Đối với thuốc vitamin 3B dạng tiêm, đây là dạng chỉ được sử dụng khi có yêu cầu của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua về tiêm vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng.
- Liều dùng đối với người lớn:
Thuốc vitamin 3B uống: Cần uống vitamin 3b theo chỉ định của bác sĩ, có thể uống từ 1 đến 2 viên/lần, ngày uống 2 lần. Với mục đích điều trị các chứng đau nhức, vitamin 3b được uống 2 viên/lần và nên uống từ 3 đến 4 lần.
Thực phẩm chức năng, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên.
- Liều dùng với trẻ nhỏ:
Đối với trẻ em, có thể sử dụng liều dùng vitamin 3B bằng 1/2 liều dùng của người lớn và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Để vitamin 3B đem lại lợi ích cho sức khỏe, cần sử dụng đúng cách:
- Sử dụng vitamin 3B trước và trong bữa ăn.
- Lưu ý, đối với dạng vitamin 3B là thuốc uống không được nhai, không được bẻ viên khi uống.
- Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Chống chỉ định đối với người đang mắc bệnh ung thư.
- Người có tiền sử dị ứng với vitamin B12.
- Người bệnh đang sử dụng thuốc levodopa.
Ngoài ra, các chế phẩm thuốc tiêm vitamin 3B được khuyến cáo nên tiêm bắp, không tiêm tĩnh mạch.
Quan trọng, vitamin 3B dạng tiêm chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, được thực hiện tại các cơ sở y tế, đội ngũ nhân viên và phương tiện cấp cứu nhằm phòng tránh tình trạng quá mẫn cảm với thuốc như sốc phản vệ với thuốc xảy ra.
Vitamin 3B có thể gây ra một số tác dụng phụ xảy ra như sau:
- Nước tiểu của người dùng vitamin 3B có thể có màu hồng.
- Có thể gặp phải một số phản ứng dị ứng, biểu hiện thần kinh ngoại vi, đặc biệt dị cảm khi sử dụng chung với thuốc vitamin B6 liều cao với thời gian dài từ 2 đến 3g/ngày.
Trên đây có thể chưa đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng vitamin 3B. Do đó, người sử dụng vẫn có thể gặp phải một số tác dụng phụ mà không được đề cập đến.
Vì vậy, nếu xuất hiện tác dụng phụ khi sử dụng thuốc hãy thông báo cho bác sĩ và ngưng sử dụng để bác sĩ kiểm tra, tìm nguyên nhân cũng như biện pháp xử lý kịp thời không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tìm hiểu thêm bài viết: Dấu hiệu thừa vitamin B và hàm lượng vitamin B khuyến cáo
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc sử dụng vitamin 3B quá liều, cần nhanh chóng gọi điện và đưa bệnh nhân tới trung tâm cấp cứu hoặc bệnh viện gần nhất.
Lưu ý trong quá trình sử dụng vitamin 3B cần ghi lại và mang theo danh sách các loại thuốc đã sử dụng gồm cả thuốc đã kê toa hay thuốc không kê toa.
Sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng hầu hết mọi người đều có thể quên liều sử dụng. Vậy đối với trường hợp quên liều vitamin 3B thì nên làm gì?
Đối với liều thuốc, vitamin 3B nếu quên thì nên sử dụng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, có trường hợp khi nhớ ra quên thuốc thì đã sát với liều kế tiếp. lúc này người sử dụng cần bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.
Các trường hợp quên liều vitamin 3B tuyệt đối không sử dụng gấp đôi liều đã quy định để bổ sung vào lượng vitamin 3B bị quên.
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng vitamin 3B:
Bởi vì, vitamin B6 còn gây kích hoạt enzyme dopadecarboxylase ngoại biên. Vì vậy, không sử dụng các sản phẩm có chứa vitamin B6 chung với levodapa nếu như chất này không phối hợp chung với chất ức chế enzyme dopadecarboxylase. Nên người bệnh Parkinson phải lưu ý khi muốn dùng thuốc vitamin 3B.
- Không dùng quá 2g vitamin B6 trong một ngày:
Do sự hấp thu vitamin B12 cần phải có yếu tố nội tại (glycoprotein) do dạ dày tiết ra. Do đó, đối với vitamin 3B dạng thuốc uống không có tác dụng bổ sung B12 cho những người cắt bỏ hoàn toàn dạ dày. Nên nếu không thật sự cần thiết, người bệnh không nên sử dụng chế phẩm phối hợp vitamin 3B mà nên sử dụng thuốc riêng lẻ của mỗi loại vitamin.
- Có thể sử dụng vitamin 3B cho phụ nữ có thai và cho con bú theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Vitamin 3B có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang sử dụng hoặc còn có thể làm tăng thêm ảnh hưởng của các tác dụng phụ.
Do đó, để tránh tình trạng tương tác thuốc xảy ra, nên viết danh sách kết hợp các loại thuốc đang sử dụng gồm cả thuốc kê toa, không kê toa hay thảo dược và các loại thực phẩm chức năng cho bác sĩ kiểm tra.
Trong quá trình sử dụng thuốc, để đảm bảo an toàn, không tự ý sử dụng thuốc hoặc ngưng hay thay đổi liều lượng sử dụng mà không có chỉ dẫn từ bác sĩ.
Cần biết, vitamin B6 trong chế phẩm còn có thể tương tác với levodopa do kích hoạt enzyme dopadecarboxylase ngoại biên.
Có một số loại thức ăn, rượu và thuốc lá có thể gây ra tương tác nhất định khi sử dụng vitamin 3B. Để tránh ảnh hưởng sức khỏe, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về uống thuốc, sử dụng thức ăn hay rượu và thuốc lá.
Sức khỏe có thể ảnh hưởng thế nào đến tác dụng của các vitamin này? Thực chất, tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc, Do đó, hãy báo cho bác sĩ nếu như gặp vấn đề sức khỏe nào có liên quan.
Nguồn tham khảo:
1. https://www.webmd.com/drugs/2/drug-1010/cyanocobalamin-vitamin-b-12-oral/details
2. https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-934/pyridoxine-vitamin-b6
3. https://www.drugs.com/mtm/vitamin-b1.html