Viện trưởng Viện dinh dưỡng: Người Việt ăn nhiều thịt gấp 3 lần người Nhật, cách ăn nguy hại cần bỏ ngay

Viện trưởng Viện dinh dưỡng: Người Việt ăn nhiều thịt gấp 3 lần người Nhật, cách ăn nguy hại cần bỏ ngay
Người Việt đang ăn nhiều thịt gấp 3 lần người Nhật, trong đó chủ yếu là nhóm trẻ tuổi. Thói quen ăn uống này khiến người trẻ phải đối mặt với các nguy cơ như đái tháo đường, rối loạn tim mạch… sớm hơn độ tuổi trung bình. Dưới đây là một số tác hại khi ăn nhiều thịt theo quan điểm của PGS Nguyễn Thị Lâm.

Thói quen ăn nhiều thịt có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch hay thậm chí là nguy cơ ung thư nếu ăn quá nhiều thịt đỏ.

1. Khẩu phần ăn quá nhiều thịt chứa nhiều mối nguy hại

Theo PGS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng bệnh tật không lây nhiễm trẻ hóa dần theo độ tuổi. Các bệnh không lây nhiễm bao gồm mạn tính tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa, tác động tiêu cực tới dân số vàng của người Việt.

Người trẻ ăn quá nhiều thịt - Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra những mối nguy tiềm ẩn  - Ảnh 1.

Tác hại khi ăn nhiều thịt rõ thấy nhất là áp lực lên đường tiêu hóa (Ảnh: Internet)

PGS Lâm cho rằng thủ phạm gây ra tình trạng trên đó là thói quen sinh hoạt của người Việt đã thay đổi, đời sống kinh tế khá hơn nâng cao chất lượng bữa ăn lên, đồng nghĩa là tăng thêm khẩu phần ăn có nhiều đạm, protein trong thịt, đồng thời giảm thời gian vận động.

Cụ thể, mỗi người Việt đang ăn nhiều hơn định mức cho phép tới hàng trăm gram thịt mỗi ngày. So với Nhật Bản trung bình họ ăn 65g thịt từ động vật mỗi người trên một ngày, và tăng cường đồ ăn an toàn từ cá, rong biển, rau xanh và đậu phụ.

Hơn thế nữa, người trẻ chúng ta đang dần hình thành thói quen sử dụng đồ ăn nhanh. Thực tế, trong đồ ăn nhanh chứa cực kỳ nhiều muối và chất tạo ngọt, điều này gia tăng gánh nặng bệnh tật lên nhiều lần.

PGS Lâm chia sẻ thêm những người bị mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể phòng bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn lành mạnh, sau một thời gian dài tới 15 năm sẽ không có biến chứng xảy ra. Còn ngược lại, nếu người trẻ không thay đổi thói quen ăn uống thì chỉ sau 5 năm, căn bệnh sẽ biến chứng nặng và khó cứu chữa.

Viện trưởng Viện dinh dưỡng: Người Việt ăn nhiều thịt gấp 3 lần người Nhật, cách ăn nguy hại cần bỏ ngay - Ảnh 3.

Ăn nhiều thịt làm gia tăng áp lực chuyến hỏa (Ảnh: internet)

2. Xây dựng chế độ ăn cân bằng

Một chế độ ăn cân bằng chất dinh dưỡng và trong ngưỡng cho phép, hoạt động thể dục thể thao thường xuyên là chìa khóa cho một sức khỏe lâu dài - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ. Ngay bản thân bà cũng đang luyện tập thể thao đều đặn 60 phút mỗi ngày với các bài tập đạp xe, yoga để giữ gìn vóc dáng cũng như sức khỏe.

- Giảm lượng muối nạp vào cơ thể

Về dinh dưỡng, PGS Lâm khuyến cáo nên tập trung sử dụng rau xanh có màu đậm, tăng cường thêm đậu, lạc, ngô, khoai để tăng cường chất xơ và các loại trái cây tươi để cơ thể hấp thu vitamin.

Ngoài ra chỉ nên ăn phần cái, bỏ lại phần nước, hạn chế thói quen húp canh vì trong canh chứa nhiều muối, trong muối chứa Natri thường giữ nước, tăng gánh nặng cho tim. Đơn cử như 1 bát phở ngoài tiệm chứa tới 3g muối trong nước, trong khi trung bình một ngày chỉ có thể nạp tối đa 5g muối, như vậy bát phở quá mặn.

- Hạn chế đồ ăn liền, đồ ăn nhanh

Ngoài ra, cần hạn chế các đồ chiên rán, các gói mỳ ăn liền, đây đều là các món ăn yêu thích của các bạn trẻ nhưng bên trong chứa rất nhiều chất béo khó chuyển hóa làm rối loạn lipid máu. Ảnh hưởng trực tiếp tới thành mạch máu gây ra các bệnh đột quỵ, tai biến. Trong chế biến chọn thực phẩm sạch, an toàn, không nên tiếc những đồ ăn quá hạn sử dụng.

- Tham khảo các chế độ ăn khoa học

PGS Nguyễn Thị Lâm cho rằng trên internet hiện nay có nhiều chế độ ăn khoa học mà người Việt trẻ có thể tham khảo, như chế độ ăn Địa Trung Hải làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong đó, các món cá được ưu tiên số 1 giúp hấp thu omega 3 DHA giảm mỡ máu, giảm huyết áp. Protein trong cá chống viêm, tốt cho sức khỏe sinh sản cho nam và nữ. 

Ngoài ra còn chế độ ăn kiêng 16 tiếng, ăn nhiều tảo biển có nhiều vi chất, chất xơ…

Viện trưởng Viện dinh dưỡng: Người Việt ăn nhiều thịt gấp 3 lần người Nhật, cách ăn nguy hại cần bỏ ngay - Ảnh 4.

Từ bỏ thói quen ăn nhiều thịt, xây dựng chế độ ăn uống khoa học hơn (Ảnh: internet)

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ

PGS Lâm khuyến cáo người trẻ nên tìm hiểu một số cách kiểm tra sức khỏe tại nhà đơn giản như đọc chỉ số huyết áp, kiểm soát đường máu. Đây là những kiến thức cần có để bảo vệ sức khỏe dự phòng biến cố do bệnh gây ra.

- Từ bỏ những thói quen xấu

Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống bia rượu, hạn chế stress, từ bỏ thói quen ăn nhiều thịt. Không nên thức khuya, làm việc quá căng thẳng, nên ngủ đúng giờ và tối thiểu 7 giờ/ngày.

Hạn chế các loại nước ngọt có ga, các loại bia, bột nở, các loại bột làm sủi bọt...

Những triệu chứng thường gặp của bệnh huyết áp cao ở người trẻ tuổi

Người trẻ ở Việt Nam cũng đang có xu hướng cao huyết áp do tiêu thụ quá nhiều đạm. Phần lớn những người trẻ bị cao huyết áp không có những triệu chứng cụ thể, còn lại là xuất hiện những biểu hiện đau đầu, khó thở. Tuy nhiên triệu chứng này thường không kéo dài và khó nhận biết, chỉ khi nào khám sức khỏe thì mới phát hiện ra.

Người trẻ ăn quá nhiều thịt - Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra những mối nguy tiềm ẩn  - Ảnh 4.

Người trẻ có chỉ số huyết áp cao lớn hơn 120/95mmHg, trong khi bình thường là 120/80mmHg. Dấu hiệu nhận biết người bị cao huyết áp là dễ nóng giận, dễ mất tập trung, khó giao tiếp… (Ảnh: Internet)

Ngoài ra người trẻ mắc bệnh cao huyết áp sẽ tăng rối loạn chức năng tình dụng cao hơn 2,5 lần người bình thường, đi kèm theo các bệnh đái tháo đường, bệnh lý thận mạn… Nếu không thay đổi thói quen sống thì rất dễ xảy ra biến chứng tim mạch, tai biến mạch máu não.


Tác giả: Minh Ngọc