Viêm xoang tuy không quá nguy hiểm nhưng lại rất khó để điều trị dứt điểm. Những triệu chứng điển hình của bệnh là chảy dịch mũi, nghẹt mũi, đau nhức mũi... ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của những người mắc phải. Chính vì vậy, rất nhiều người quan tâm liệu bệnh viêm xoang có lây không và nếu có thì ai dễ lây nhiễm nhất?
Viêm xoang là căn bệnh rất phổ biến hiện nay, khi mà ô nhiễm môi trường gia tăng và chất lượng không khí suy giảm. Bệnh có khả năng trở thành mạn tính và có thể gâu ra một số biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe như viêm xương trán, viêm hàm trên, áp xe hốc mắt, viêm màng não,…
Triệu chứng của bệnh viêm xoang mũi thường bao gồm nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, ho, dịch mũi chảy xuống họng, khó thở. Bên cạnh đó người mắc bệnh còn bị hơi thở có mùi hôi, dịch mũi có màu vàng, có mùi khó chịu, sốt, đau răng hàm trên,…
Viêm xoang có lây không là một câu hỏi thường gặp và câu trả lời là có. Tuy nhiên việc lây nhiễm sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân viêm xoang có thể là do vi khuẩn, virus, cơ địa dị ứng hoặc bị các dị tật ở mũi như vẹo vách ngăn mũi gây ra. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà xác định được viêm xoang có lây không.
Nếu người bệnh bị viêm xoang do cơ địa dị ứng hay dị tật ở mũi thì bệnh không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên nếu như bệnh được gây ra bởi vi khuẩn, virus thì lại có khả năng lây nhiễm từ người sang người rất cao. Bên cạnh đó, sức đề kháng của cơ thể cũng có tác động đến mức độ lây nhiễm. Người có sức khỏe tốt sẽ ít bị lây nhiễm hơn những người có sức đề kháng yếu.
Cơ chế lây nhiễm của bệnh viêm xoang vô cùng đơn giản. Bệnh lây truyền là do vi khuẩn và virus từ người bệnh xâm nhập vào cơ thể. Thông thường bệnh sẽ lây qua 2 con đường là trực tiếp và gián tiếp.
Bệnh viêm xoang dễ lây nhất nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với người đang mắc bệnh. Virus, vi khuẩn gây bệnh có trong dịch mủ xoang và nước bọt và truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh và có thể tồn tạo trong 1 thời gian dài. Đặc biệt, nhiều người có thói quen sử dụng tay để ngoáy mũi khi ngứa cũng dẫn đến khả năng mang vi trùng vào mũi gây bệnh.
Virus, vi khuẩn gây viêm xoang có trong nước bọt cũng như dịch mủ xoang sau khi tiếp xúc sẽ nằm trên bề mặt da. Ngay khi chúng được tiếp xúc với miệng, mũi, mắt thì có thể tấn công vào cơ thể. Do vậy, bạn cần lưu ý cẩn thận khi tiếp xúc với người mắc bệnh và vệ sinh tay thật kỹ nếu có tiếp xúc với dịch mủ xoang của bệnh nhân.
Không chỉ tiếp xúc trực tiếp mà gián tiếp cũng có khả năng lây nhiễm bệnh viêm xoang. Đặc biệt là khi bạn sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh như bát, đũa, cốc chén, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng,… Những vật dụng cá nhân này thường xuyên được sử dụng, do vậy sẽ chứa nhiều vi khuẩn, virus từ người mắc bệnh.
Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh sẽ là điều kiện tốt để bệnh xâm nhập và khiến bạn mắc bệnh viêm xoang. Bên cạnh đó, thói quen của người Việt là hay gắp thức ăn cho nhau hay dùng chung nước chấm cũng tạo điều kiện để vi khuẩn, virus từ nước bọt của người bệnh truyền nhiễm sang người khỏe mạnh.
Tuy rằng việc lây nhiễm với viêm xoang do virus, vi khuẩn là khá cao, nhưng không phải ai tiếp xúc với người mắc bệnh đều sẽ bị nhiễm. Thông thường, các đối tượng dễ bị lây viêm xoang sẽ là:
- Phụ nữ mang thai dễ bị lây viêm xoang do sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm cũng như nội tiết tố thay đổi. Sự thay đổi nội tiết tố này làm gia tăng khả năng nhiễm bệnh của các mẹ bầu. Hơn thế nữa, trong thời gian mang thai, mẹ bầu không được sử dụng các loại thuốc hay thực phẩm chức năng mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Do đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển mạnh gây viêm xoang.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện hệ thống miễn dịch hoàn toàn nên cũng dễ bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn gây bệnh. Hơn thế nữa, niêm mạc xoang của các bé cũng dễ bị tổn thương hơn so với người lớn. Và nếu không điều trị kịp thời, những biến chứng ở trẻ có thể nguy hiểm hơn nhiều như viêm phế quản cấp và áp xe mắt.
- Những người có tiền sử mắc các bệnh hô hấp như viêm họng hay viêm phế quản cũng dễ bị lây nhiễm viêm xoang do bản thân cơ thể họ đã có một lượng virus, vi khuẩn nhất định. Khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, số lượng này tăng lên nhiều lần và gây bệnh.
- Người cao tuổi là đối tượng dễ lây bệnh do các cơ quan yếu đi nhiều, sức đề kháng cũng suy giảm theo tuổi tác. Các sụn yếu dần khiến đầu mũi sụp xuống làm hẹp đường dẫn không khí. Ngoài ra tuyến tiết nhầy teo lại khiến dịch mũi giảm, lông mũi hoạt động kém từ đó dễ lây nhiệm bệnh viêm xoang.