Xoang bướm là một xoang có vai trò quan trọng nằm ở sâu bên trong đầu và có mối liên kết với hệ thần kinh trung ương. Chính vì vậy, nếu bị viêm xoang bướm mà không được điều trị kịp thời, bệnh hoàn toàn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
Xoang bướm thuộc nhóm xoang sàng sau. Nó nằm sâu dưới phần nền của xương sọ, giữa xương cánh bướm 2 bên mũi và gắn liền xoang tĩnh mạch hang với phân tuyến yên. Nó được chia tách bằng 3 vách ngăn mỏng. Do nằm ở vị trí sâu hơn các xoang khác nên việc điều trị, chẩn đoán cần phải sử dụng các phương pháp như nội soi hay CT,...
Bệnh có 2 cấp độ là cấp tính và mãn tính. Tùy mức độ và cơ địa của mỗi người mà bệnh có thể dẫn đến các biến chứng về mắt cũng như dây thần kinh thị giác.
Viêm xoang bướm là một căn bệnh khá nguy hiểm do có thể dẫn đến những biến chứng sau đây:
- Bào mòn xương.
- Viêm xoang mạn tính.
- Suy giảm thị lực hay nặng hơn có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
- Biến dạng vách ngăn ở mũi, polyp mũi.
- Lồi nhãn cầu gây khó khăn khi chuyển động mắt.
- Nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Cũng giống như các bệnh viêm xoang khác, viêm xoang bướm là do vi khuẩn, virus hay các tác nhân dị ứng gây viêm nhiễm niêm mạc xoang. Đôi khi bệnh cũng do bít tắc các lỗ thông xoang gây nên bởi tác động của các bệnh lý khác. Nó rất dễ dẫn đến viêm xoang mãn tính và viêm đa xoang.
Ngoài ra một số yếu tố sau đây cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xoang bướm:
- Bất thường về cấu trúc mũi.
- Mắc phải các bệnh như viêm mũi vận mạch, viêm mũi dị ứng.
- Polyp mũi.
- U vòm họng.
- Mắc các bệnh như xơ nang, trào ngược dạ dày, tiểu đường.
- Người từng các bệnh trào ngược dạ dày.
- Người mắc bệnh rối loạn miễn dịch bình thường và người mắc hội chứng Karrtagener.
Những triệu chứng của viêm xoang bướm cũng tương tự như viêm xoang trán, viêm xoang hàm hay viêm xoang mũi,... Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ và tình trạng của bệnh mà có những triệu chứng khác nhau:
Ở giai đoạn cấp tính, bệnh nhân thường có các dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, sốt. Những triệu chứng này sẽ kéo dài từ 5 đến 6 ngày và dịch mũi có màu trong suốt. Tuy nhiên khi bệnh trở nặng hơn, dịch mũi sẽ đổi thành màu trắng đục hoặc vàng xanh. Điều này là do vi khuẩn gây viêm nhiễm và hình thành nên mủ.
Những triệu chứng ban đầu này khá giống với cảm cúm, dẫn đến việc bệnh nhân hiểu nhầm và không điều trị kịp thời dẫn đến viêm mãn tính.
Ngoài các triệu chứng của cấp tính, khi trở nặng bệnh nhân có thể gặp những triệu chứng như:
- Đau nhức đầu liên tục. Tình trạng này thường gặp ở đỉnh đầu hay hốc mắt hoặc ba bên trán rồi lan dần sang thái dương và sau gáy.
- Đau nhức vùng mặt thường xuyên và ngày càng tăng lên, đặc biệt là giữa 2 mắt.
- Khứu giác kém do dây thần kinh khứu giác gần vùng xoang bướm.
- Đau nhức hốc mắt, giảm thị lực do tổn thương dây thần kinh tại hốc mắt.
- Hơi thở hôi do dịch mũi và mủ ứ đọng của xoang lâu ngày.
- Sốt cao liên tục không ổn định từ 38 đến 40 độ. Người bị sốt thường rét run, nóng hay lạnh thất thường, chảy nước mũi, ho khan,…
- Viêm tai giữa.
- Viêm họng cấp và mãn tính, tái phát đa dạng lần.
- Viêm thanh quản mãn tính, khàn tiếng và mất tiếng.
- Đau răng hàm trên.
Tuy rằng viêm xoang bướm khá phức tạp và có thể liên quan đến nhiều cơ quan khác dẫn đến khó điều trị dứt điểm. Nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời theo phác đồ của bác sĩ vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tùy theo từng mức độ cũng như thể trạng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau.
Điều trị nội khoa giúp giảm nhanh những triệu chứng của bệnh như hắt hơi, chảy dịch mũi, nhức đầu,… Phương pháp này thường được chỉ định cho những bệnh nhân mắc bệnh nhẹ và có tình trạng sức khỏe ổn định. Ngoài ra, điều trị nội khoa còn được áp dụng trong các trường hợp cần kiểm soát viêm nhiễm trước khi thực hiện những bước điều trị khác.
Tùy theo từng nguyên nhân cũng như triệu chứng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc điều trị khác nhau. Những dạng thuốc thường được kê trong đơn là kháng sinh, thuốc kháng Histamin, thuốc kháng viêm, thuốc co mạch hay thuốc giảm đau.
Trong đó:
- Thuốc kháng sinh được dùng trong trường hợp viêm xoang bướm do vi khuẩn gây ra, ví dụ như: Amoxicillin, cephalosporin (thế hệ 2,3,4), nhóm macrolid (erythromycin, azithromycin…).
- Thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol, chlorpheniramin.
- Thuốc kháng histamin như Chlorpheniramin, promethazin, acrivastin, levocetirizine, loratadine...
- Thuốc thông mũi, chống nghẹt mũi như Phenylpropanolamin, pseudoephedrin…
- Thuốc corticoid dạng uống hoặc xịt như Beclomethasone dipropionate, budesonide, triamcinolone acetonide, fluticasone propionate…
Biện pháp điều trị nội khoa chỉ được sử dụng trong 1 thời gian nhất định. Tuyệt đối không sử dụng liên tục trong thời gian dài do tác dụng phụ của các loại thuốc trên đối với cơ thể là rất lớn. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tuân thủ đúng liều lượng và phác đồ mà bác sĩ đã đưa ra. Bắt buộc không được tự tiện điều chỉnh tăng giảm số lượng thuốc.
Trong trường hợp bệnh tiến triển trầm trọng hoặc điều trị nội khoa trong thời gian dài không có kết quả, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ các ổ viêm nhiễm trong hốc xoang. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật nếu viêm xoang bướm ảnh hưởng tới thần kinh trung ương và gây biến đổi cấu trúc mũi.
Do tính chất nguy hiểm cũng như khó điều trị dứt điểm, người bệnh cần tuân thủ những điều sau để ngăn chặn bệnh tái phát:
- Vệ sinh mũi xoang và họng với nước muối sinh lý mỗi ngày.
- Tránh xa khói bụi, ô nhiễm và các tác nhân gây dị ứng.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh về đường hô hấp.
- Giữ ấm vùng mũi, họng và ngực.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ và ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.