Viêm tuyến mang tai thường bị nhiều người nhầm lẫn với bệnh quai bị. Nhưng trong thực tế, đây hoàn toàn là hai căn bệnh khác nhau. Viêm tuyến mang tai là tình trạng bị tổn thương tại tuyến nước bọt. Tổn thương này có thể bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Viêm tuyến mang tai là gì? Viêm tuyến mang tai là chứng viêm tuyến mang tai có tên gọi đầy đủ là viêm tuyến nước bọt mang tai. Đây là một tình trạng xảy ra bởi các tác nhân là virus, vi khuẩn. Những loại virus này có khả năng làm nhiễm trùng tuyến nước bọt, ống dẫn thanh quản.
Nước bọt đóng một vai trò quan trọng trong việc ăn và tiêu hóa thức ăn. Enzim trong nước bọt có những tác dụng sau:
- Hỗ trợ việc làm mềm và phá vỡ cấu trúc của thức ăn
- Làm sạch các vi khuẩn và các hạt vụn có trong thực phẩm
- Hỗ trợ việc nuốt thức ăn dễ dàng hơn
Người bị viêm tuyến mang tai sẽ dễ kéo theo bị gia tăng lượng vi khuẩn trong khoang miệng. Bởi khi bị viêm tuyến mang tai, nước bọt sẽ không thể vận chuyển xung quanh làm sạch khoang miệng.
Viêm tuyến mang tai không phải là một căn bệnh ác tính nhưng có thể mắc phải ở bất cứ độ tuổi nào. Nhiều người lo lắng rằng liệu đây có phải căn bệnh lây nhiễm?
Vậy viêm tuyến mang tai có lây không?
Đối với viêm tuyến mang tai thì đây là một căn bệnh không có yếu tố dịch tễ, tức là không xảy ra vấn đề lây lan, truyền nhiễm. Viêm tuyến mang tai có các dấu hiệu đặc trưng như:
- Vùng tuyến nước bọt ngay mang tai của bệnh nhân bị sưng to. Hiện tượng sưng này có thể lan rộng ra các vùng xung quanh tuyến nước bọt.
- Vùng tuyến nước bọt bị sưng tấy, đỏ và đau phần da bên ngoài.
- Đau khi làm các động tác nói, nuốt.
- Xuất hiện hạch viêm ở ngay sau tai hoặc góc hàm cùng bên.
- Người bệnh xảy ra các vấn đề về vị giác. Ăn không ngon vì mất đi vị giác; Không mở to miệng được gây khó chịu khi ăn.
- Phát hiện mủ trong miệng; Bị khô miệng đi kèm các dấu hiệu cho thấy bị nhiễm trùng; Sốt cao từ 38 đến 39 độ C.
- Ấn vào vùng tuyến mang tai thấy ở miệng ống Stenon có dịch mủ chảy ra.
- Bệnh nhân bị viêm tuyến nước bọt mang tai tái phát nhiều lần thường bị sưng to hai bên tuyến mang tai và điều này sẽ khiến cho khuôn mặt của bệnh nhân bị biến dạng.
Bệnh viêm tuyến mang tai bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong số đó, những nguyên nhân thường gặp nhất có thể kể đến như sau:
- Chủng vi khuẩn gây bệnh thường gặp có tên gọi Staphylococcus aureus.
- Ngoài ra còn có khác chủng vi khuẩn khác cũng có khả năng gây ra bệnh viêm tuyến mang tai. Cụ thể như Streptococcus viridans là chủng liên cầu khuẩn. Haemophilus influenza là một chủng vi khuẩn gây ra căn bệnh viêm màng não.
- Viêm tuyến mang tai cũng có thể bị gây ra do chủng khuẩn Streptococcus pyogenes hay Streptococcus pyogenes.
- Virus gây bệnh xâm nhập vào tuyến nước bọt làm giảm lượng nước bọt tiết ra.
- Ống dẫn nước bọt của bệnh nhân gặp phải tình trạng viêm nhiễm, tắc nghẽn.
- Tình trạng này cũng hay xảy ra ở những bệnh nhân mắc phải các bệnh như: Quai bị; Bệnh Herpes; Bệnh u hạt; Bệnh sỏi tuyến nước bọt;…
Những nguyên nhân khác gây ra bệnh viêm tuyến mang tai:
- Bị mất nước trong cơ thể.
- Bị tắc dòng chảy ở tuyến nước bọt.
- Sau khi trải qua phẫu thuật.
- Ảnh hưởng của thuốc xạ trị ung thư vùng đầu và cổ.
- Tình trạng bị nhầy ở ống dẫn nước bọt.
- Tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài.
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ và không thường xuyên. Tìm hiểu thêm Những thói quen cần tránh khi vệ sinh răng miệng để bảo vệ răng miệng khỏe mạnh.
Người bị viêm tuyến mang tai có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc. Người bệnh sẽ được chỉ định cho dùng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, chống sưng viêm. Sự phối hợp các loại thuốc và liều lượng như thế nào còn tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân.
Ngoài ra, với một số tình trạng nặng hơn: Người bệnh sẽ được điều trị bằng cách tiêm trực tiếp thuốc kháng sinh và corticoid vào thẳng tuyến nước bọt.
Bệnh nhân cũng có thể kết hợp một số phương pháp điều trị bệnh tại nhà. Điều này sẽ giúp tình trạng bệnh mau thuyên giảm hơn:
- Uống nhiều nước, lượng nước có thể đạt từ 2 đến 2,5 lít một ngày. Điều này sẽ giúp giữ cho tuyến nước bọt của bệnh nhân luôn sạch sẽ.
- Thường xuyên mát xa và chườm ấm vào vùng bị sưng tấy bên ngoài.
- Thường xuyên súc miệng bằng nước ấm pha muối để sát trùng khoang miệng.
- Ngậm kẹo chanh nhằm kích thích sự hoạt động của tuyến nước bọt. Đây cũng là phương pháp có tác dụng giúp giảm sưng hiệu quả.
Sau đây là những lưu ý để phòng tránh chứng viêm tuyến mang tai hiệu quả bạn cần biết:
- Luôn giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để vi khuẩn không có cơ hội sinh trưởng.
- Có thể sử dụng chỉ nha khoa để hỗ trợ quá trình làm sạch răng miệng.
- Dùng bàn chải đánh răng đúng cách cũng là phương pháp giúp phòng ngừa viêm tuyến mang tai hiệu quả.
- Nên chú ý uống nhiều nước mỗi ngày để hỗ trợ hoạt động của tuyến nước bọt.
- Có chế độ ăn uống đẩy đủ dưỡng chất và thường xuyên rèn luyện sức khỏe. Điều này sẽ giúp nâng cao sức đề kháng làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến mang tai.
Dù viêm tuyến mang tai thực chất là một căn bệnh lành tính. Bệnh có tính đơn lẻ, không lây lan tạo thành dịch bệnh và cũng không di truyền.
Tuy nhiên, đây cũng là một căn bệnh có nguy cơ gây ra hiện tượng biến dạng khuôn mặt. Vì vậy mà người bị viêm tuyến mang tai cần phải lưu ý: Nhanh chóng thăm khám ngay khi có dấu hiệu bệnh; Tuân theo chỉ thị của bác sĩ; Dùng thuốc đúng liều lượng và chú ý chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để điều trị bệnh đạt hiệu quả.