Viêm tuyến giáp là gì và phân loại các bệnh viêm tuyến giáp

Viêm tuyến giáp là gì và phân loại các bệnh viêm tuyến giáp
Viêm tuyến giáp là gì, đó là một bệnh lý khá nguy hiểm vì những hệ luỵ nó đem lại cho cơ thể. Bệnh khá phổ biến hiện nay và xảy ra ở cả nam giới lẫn nữ giới.

1. Viêm tuyến giáp là gì?

Viêm tuyến giáp là gì, đó là tình trạng tuyến giáp bị ảnh hưởng bởi các tác động từ bên ngoài như bệnh cơ hội và vi khuẩn. Viêm tuyến giáp là căn bệnh chính gây nên tình trạng cường giáp và suy giáp.

Viêm tuyến giáp có nguy hiểm không? Bệnh viêm tuyến giáp nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tình trạng tuyến giáp sưng to không những làm người bệnh cảm thấy mất thẩm mỹ mà còn gây chèn ép, dẫn đến cái biểu hiện như khó thở, khó nuốt, khàn tiếng,.. làm người bệnh trở nên mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. 

2. Nguyên nhân gây ra viêm tuyến giáp 

Hiểu rõ viêm tuyến giáp là gì và các nguyên nhân gây ra viêm tuyến giáp sẽ giúp bạn đọc phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn. Một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm tuyến giáp thường gặp là:

– Yếu tố di truyền

– Rối loạn miễn dịch 

– Nhiễm phóng xạ 

– Thay đổi hóc môn 

– Thiếu i-ốt

– Nhiễm phải các bệnh về não

viêm tuyến giáp

Thiếu i-ốt là một trong những nguyên nhân gây ra chứng viêm tuyến giáp. Ảnh: Internet

Đọc thêm:

Phân biệt viêm tuyến giáp và ung thư tuyến giáp

5 dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy giảm tuyến giáp

3. Phân loại các bệnh viêm tuyến giáp 

Viêm tuyến giáp có 3 dạng bệnh với các biểu hiện khác nhau, đó là viêm tuyến giáp cấp tính, viêm tuyến giáp bán cấp tính và viêm tuyến giáp mãn tính. 

3.1. Viêm tuyến giáp cấp tính

Nguyên nhân và triệu chứng viêm tuyến giáp cấp tính: Do bị tấn công bởi kí sinh trùng vi khuẩn như Ecoli, tụ cầu vàng, nấm, gây viêm nhiễm cho nên bệnh còn được gọi là viêm tuyến giáp mủ. Chỉ cần một vết thương nhỏ cũng có thể khiến vật chủ bị nhiễm khuẩn qua đường máu. Khi bị viêm tuyến giáp cấp tính, người bệnh sẽ có các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, cảm thấy sưng và căng cứng ở vùng cổ hoặc hàm dưới.

3.2. Viêm tuyến giáp bán cấp tính

Viêm tuyến giáp bán cấp tính có 2 dạng phổ biến là viêm tuyến giáp u hạt bán cấp tính (De quervain) và viêm tuyến giáp Lympo bào.

- Viêm tuyến giáp dạng u hạt bán cấp tính (De quervain): Nguyên nhân chính của bệnh là do vi rút xâm nhập làm cho tuyến giáp phản ứng giải phóng các nội tiết quá mức gây cường giáp, thường xảy ra khi hệ miễn dịch bị suy yếu. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau vài tháng, tuy nhiên nếu kéo dài, bệnh có thể đảo ngược lại gây ra tình trạng suy giáp vĩnh viễn. Biểu hiện của bệnh là sốt nhẹ, đau đầu, đau họng, sưng to và cứng ở tuyến giáp.

– Viêm tuyến giáp Lympho bào: Đây là loại bệnh viêm tuyến giáp khá kì lạ. Khác với các dạng viêm khác, người bệnh không hề cảm thấy đau ngoại trừ việc bướu đột ngột to ra và ăn nhiều nhưng không tăng cân. Bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh, và nếu đã mắc bệnh sau khi sinh thì rất dễ tái phát ở lần mang thai tiếp theo. 

3.3. Viêm tuyến giáp mãn tính

Viêm tuyến giáp mãn tính cũng được phân thành 2 loại với những dấu hiệu khác nhau như sau:

- Viêm tuyến giáp hashimoto Đây là dạng viêm giáp nguy hiểm nhất trong các dạng viêm giáp vì nó ảnh hưởng xấu nhất đến cơ thể người bệnh. Bệnh thường xảy ra ở nữ giới hơn là nam giới. Nếu kéo dài lâu ngày, viêm tuyến giáp hashimoto có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim mạch, và gây dị tật bẩm sinh.

Bệnh thường âm thầm phát triển cho đến giai đoạn suy giáp. Ban đầu không có triệu chứng khiến bệnh rất khó nhận ra, càng về sau, tuyến giáp sẽ càng to lên, chèn ép cổ, bệnh nhân sẽ dần dần mất trí nhớ. Sau đó biểu hiện ra bên ngoài cơ thể như mặt phù, bướu to, giọng khàn. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, bị đau cơ và tăng cân liên tục.

– Viêm xơ tuyến giáp mãn tính (Viêm giáp sợi riedel) Dạng viêm giáp này rất hiếm gặp, còn được gọi là viêm giáp gỗ. Hiện tại vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây bệnh.Bệnh có các triệu chứng như bướu giáp đột nhiên xuất hiện, cứng như có khối u, gây khó thở và khó nuốt. Bướu chắc và cứng, không di động. 

viêm tuyến giáp là gì

Bác sĩ sẽ tiến hành chụp xạ hình và xét nghiệm để chuẩn đoán viêm tuyến giáp. Ảnh: Internet

4. Phương pháp chẩn đoán viêm tuyến giáp 

– Chụp xạ hình tuyến giáp 

– Xét nghiệm đo lượng phóng xạ iốt

– Xét nghiệm máu, đo nồng độ hóc môn và kháng thể tuyến giáp trong máu

5. Điều trị viêm tuyến giáp 

Sau khi bác sĩ tiến hành khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm, tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh sẽ chỉ định điều trị khác nhau. Thông thường khi bị cường giáp người bệnh sẽ được hỗ trợ bằng Corticoid, còn khi bị suy giáp thì sẽ điều trị bằng levothyroxin. 

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được phẫu thuật tuyến giáp hoặc sử dụng các hóc môn thay thế. Điều quan trọng là người bệnh cần ý thức được phương pháp chữa trị và tuân thủ nghiêm túc khi tiến hành điều trị bệnh.

Bài viết trên giúp bạn đọc hiểu rõ bệnh viêm tuyến giáp là gì và các dấu hiệu chi tiết của từng loại bệnh viêm tuyến giáp thường gặp. Nếu bệnh được phát hiện sẽ giúp quá trình điều trị có kết quả thành công cao. 

Tác giả: Huyền Trang