Viêm tuyến giáp là hiện tượng viêm cấp hoặc mạn tính tại tuyến giáp tuyến giáp do nhiễm vi khuẩn, virus, hay tác động xấu của một số loại thuốc và thường gây ra nhiều thay đổi khác nhau của chức năng tuyến giáp.
Viêm tuyến giáp có thể gây ra các hệ luỵ như suy giáp, bình giáp, cường giáp, nhiễm độc giáp… tùy theo từng giai đoạn bệnh. Do đó, viêm tuyến giáp có nguy hiểm hay không là phụ thuộc vào việc người bệnh có được chuẩn đoán và điều trị kịp thời hay không.
Viêm tuyến giáp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó virus, vi khuẩn là phổ biến nhất. Ảnh: Internet
Để trả lời thắc mắc viêm tuyến giáp có nguy hiểm không hãy cùng tìm hiểu các dạng bệnh phổ biến sau đây:
Là một loại viêm tuyến giáp nhiễm trùng do các loại vi khuẩn Streptococcus pyogenes, Streptococcus aureus hoặc Streptococcus pneumoniae, nấm và ký sinh trùng gây ra. Bệnh thường biểu hiện thông qua các triệu chứng như sốt cao, sưng nóng đau vùng cổ, cơ thể mệt mỏi, khó nuốt. Hầu hết các trường hợp bệnh đều phát ra triệu chứng không rõ ràng, gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Bệnh nhân có thể phải xét nghiệm máu, siêu âm tuyến giáp, CT scan vùng cổ, khám nội soi tai mũi họng hoặc xét nghiệm vi khuẩn trong dịch chọc ra từ vùng bị bệnh.
Bệnh thường được điều trị bằng phương pháp chích tháo mủ và kháng sinh liều cao.
Viêm tuyến giáp bán cấp hay gọi là viêm tuyến giáp bán mô hạt cấp, bệnh có thể do virus gây ra và thường xuất hiện sau khi bệnh nhân bị viêm hầu họng hoặc viêm đường hô hấp. Thời gian đầu phát tác bệnh có thể gây ra hiện tượng cường giáp tạm thời và gây suy giáp sau 1-2 tháng.
Bệnh nhân bị viêm tuyến giáp bán cấp có thể bị đau người, đau vùng cổ, sốt, tuyến giáp sưng to gây đau.
Bệnh nhân có thể phải xét nghiệm công thức máu, siêu âm tuyến giáp và các xét nghiệm thăm dò khác.
Bệnh đôi khi tự khỏi nên chủ yếu là điều trị triệu chứng, thường được chữa trị bằng thuốc tùy theo tình trạng bệnh.
Hay còn được gọi là viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính, bệnh là nguyên nhân gây rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch và làm suy giáp.
Bệnh nhân sẽ xuất hiện bướu to không đau gây chèn ép ở cổ nên khiến khó nuốt, giọng nói trở nên khàn đục. Ở giai đoạn muộn không được điều trị bệnh nhân sẽ bị suy giáp nên có cảm giác sợ lạnh, táo bón, giảm nhịp tim, tốc độ tuần hoàn và quá trình tạo máu bị suy giảm, cơ thể trở nên mệt mỏi, suy nhược, khó tập trung, tăng cân….
Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm thăm dò chức năng tuyến giáp: FT3, FT4, TSH, Anti – TPO. Đồng thời có thể siêu âm tuyến giáp hoặc xét nghiệm tế bào học tuyến giáp.
Viêm tuyến giáp mãn tính sẽ được điều trị bằng thuốc để cân bằng lại lượng hormone.
Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được khám tuyến giáp cụ thể. Ảnh: Internet
Việc điều trị viêm tuyến giáp có đạt được kết quả tốt hay không còn phụ thuộc và chế độ ăn uống và thái độ hợp tác của người bệnh. Cụ thể:
- Bệnh nhân mắc bệnh cường giáp cần ưu tiên ăn các thực phẩm giàu vitamin C, E, các vi khoáng canxi, kẽm. Đồng thời bổ sung các thực phẩm giàu goitrogenic để bổ sung calo.
- Bệnh nhân bị bướu cổ đơn thuần hoặc suy tuyến giáp nên bổ sung các vi khoáng như i-ốt, selen, kẽm, magiê và vitamin A, các thực phẩm giàu protein vào chế độ ăn uống hàng ngày. Đồng thời cần lưu ý hạn chế ăn nhiều thực phẩm có chứa cyanates hoặc thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu.
- Ngoài ra bệnh nhân gặp phải bệnh lý tuyến giáp, cường giáp, suy giáp… nên sử dụng thảo dược như hải tảo, kẽm hay các thành phần KI, MgCl2 để tốt cho quá trình chữa bệnh.
Trên đây là những kiến thức về bệnh viêm tuyến giáp, qua đó, mong rằng những thắc mắc viêm tuyến giáp có nguy hiểm hay không đã phần nào được giải đáp. Để nâng cao sức khỏe và kịp thời phát hiện bệnh viêm tuyến giáp, mọi người cần thực hiện khám sức khỏe và kiểm tra trinh trạng tuyến giáp định kỳ thường xuyên, đặc biệt với nữ giới trong độ tuổi từ 30 đến 50.