Thanh quản chính là cơ quan phát âm và thở, chúng nằm ở trước thanh hầu và trước đốt sống cổ (C3-C6), chúng nối hầu và khí quản với nhau.
Thời điểm gần cuối năm, đặc biệt những đợt gió mùa do thời tiết chuyển lạnh, rất lạnh, nền nhiệt vô cùng thấp khiến người bệnh tới bệnh viện khám và điều trị viêm thanh quản cấp tăng cao.
Một trong những nguyên nhân khiến bệnh viêm thanh quản cấp xảy ra do thời tiết thay đổi. Đặc biệt thời điểm gió, rét đậm, rét hại đột ngột. Điều này khiến cho cơ thể con người không kịp thích nghi dẫn tới bệnh viêm thanh quản cấp. Trong đó, những đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả là trẻ em và người cao tuổi vì những đối tượng này có sức đề kháng kém.
Tình trạng viêm họng cấp xảy ra do vi khuẩn, virus hoặc vi nấm gây ra. Đặc biệt là sau khi người bệnh mắc bệnh cúm. Đây được xem là nguyên nhân dễ lây lan sang thanh quản và gây ra viêm thanh quản cấp.
Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khiến viêm thanh quản cấp xuất hiện ngay sau khi cảm lạnh như mưa nhiều, khi gió mùa tràn về hoặc có thể viêm thanh quản sau khi tắm. Nguyên nhân viêm thanh quản còn có thể xảy ra do hít phải khí độc hại như khói thuốc, hóa chất và bụi bẩn,...
>> Viêm thanh khí phế quản cấp: Căn bệnh hô hấp hay gặp ở trẻ, làm sao để nhận biết?
Những triệu chứng ban đầu, người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác bị nhức đầu, mệt mỏi và viêm mũi hoặc bị viêm họng, mũi xuất tiết, ngấy sốt và sốt thực sự kèm theo đau họng, có cảm giác bị nóng và khô họng, ho khan, ngứa rát.
Sau đó, người bệnh sẽ bị ho khan chuyển sang ho có đờm lẫn mủ, điều này khiến người bệnh mệt mỏi.
Nhanh chóng người bệnh bị khàn, giọng khàn đặc, lạc giọng và cũng có nhiều trường hợp bị mất tiếng sau vài ba ngày.
Khàn tiếng, mất tiếng đột ngột chính là triệu chứng rất đặc trưng của viêm thanh quản cấp.
Những triệu chứng của bệnh viêm thanh quản cấp ở trên thường kéo dài khoảng 3 ngày sau đó sẽ giảm dần sau khoảng 7 ngày. Người bệnh có thể khỏi bệnh nếu nhận được điều trị kịp thời và đúng cách.
Viêm thanh quản cấp xảy ra do chủ quan và không đi khám bệnh mà tự ý mua thuốc điều trị bệnh, hoặc tự mua thuốc điều trị không khỏi mới tới bệnh viện để thăm khám. Lúc này, bệnh đã trở nặng và gây ra những ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức khỏe người bệnh. Đặc biệt là có xảy ra biến chứng như viêm khí - phế quản, viêm phổi và gây khó khăn trong quá trình điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí có thể gây viêm phổi.
Khi mắc bệnh viêm thanh quản cấp trong mùa lạnh, muốn nhanh chóng khỏi bệnh người bệnh cần:
- Hạn chế nói chuyện.
- Đến bệnh viện để thăm khám và nhận điều trị kịp thời, tránh khiến bệnh nặng hơn.
- Tránh để cổ bị lạnh, làm nóng và ấm vùng cổ bằng cách quàng khăn ấm.
- Áp dụng một số biện pháp xông họng như sử dụng tinh dầu như dầu gió, dầu cao sao vàng hoặc sử dụng thuốc nhỏ mũi thông thường và đến bệnh viện để nhận điều trị đúng cách.
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị vì có thể khiến bệnh nặng hơn. Đặc biệt, không mua kháng sinh để điều trị vì sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể làm vi khuẩn kháng thuốc gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Muốn bảo vệ sức khỏe mùa lạnh đặc biệt phòng tránh viêm thanh quản mùa lạnh cần giữ ấm cơ thể, giữ ấm cổ. Nên tắm bằng nước ấm và tắm trong phòng kín gió đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi. Phòng ngủ cần đủ ấm, tránh để gió lùa. Khi ra ngoài đường cũng cần giữ ấm cho cơ thể từ tay chân, cổ, đeo khẩu trang,...
Vệ sinh họng, miệng hàng ngày. Nên sức họng bằng nước muối sinh lý trước khi đánh răng. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tăng cường bổ sung vitamin C, trái cây và hạn chế tối đa các loại thức ăn lạnh. Ngoài ra, cần rửa tay kỹ trước khi ăn tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe.