Viêm phổi sau cúm ở trẻ: Cẩn trọng để con không "bệnh chồng bệnh"

Viêm phổi sau cúm ở trẻ: Cẩn trọng để con không "bệnh chồng bệnh"
Các ca cúm A, cúm B đang gia tăng ở trẻ. Tuy bệnh có thể tự khỏi sau 5 - 7 ngày nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, chủ quan trẻ có thể bị bội nhiễm như viêm phổi sau cúm ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

Ở thời điểm hiện tại, cúm mùa đang gây ra nhiều ca bệnh ở cả trẻ em và người lớn; thậm chí có nhiều trường hợp trẻ bị biến chứng nặng do không được chăm sóc đúng cách dẫn dến bội nhiễm.

1. Chăm sóc trẻ khi bị cúm cần lưu ý gì?

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị cúm hơn khi thời tiết thay đổi thất thường hoặc tiếp xúc với mầm bệnh. Khi bị cúm, trẻ có các dấu hiệu cúm đặc trưng như sốt, mệt mỏi, chảy mũi, nghẹt mũi, đau nhức toàn thân. Với trẻ bị ho có thể kèm theo khàn tiếng.

Tuy nhiên thì cúm là bệnh có thể tự khỏi, cha mẹ không cần sử dụng kháng sinh cho trẻ trừ khi có các hướng dẫn từ bác sĩ do nguyên nhân gây bệnh là virus. Các biện pháp điều trị đều nhằm giảm nhẹ triệu chứng và khó chịu cho trẻ.

1.1. Tại sao cúm có thể dẫn tới viêm phổi?

Như đã nói ở trên, cúm là bệnh do nhiễm virus nên dễ lây lan và phổ biến trong mùa thu đông, đông xuân. Cúm và cảm lạnh là nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm phổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai hay ở một số người mắc các tình trạng sức khỏe mãn tính.

- Viêm phổi do virus

Khi virus cúm xâm nhập vào phổi có thể gây ra viêm phổi do virus. Các loại virus cúm A, B và C có thể gây biến chứng viêm phổi. Viêm phổi do virus thường phổ biến hơn với tỷ lệ khoảng 1/3 các ca viêm phổi.

Viêm phổi sau cúm ở trẻ: Cẩn trọng để con không "bệnh chồng bệnh" - Ảnh 2.

Cúm và cảm lạnh là nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm phổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

9 thực phẩm và đồ uống giúp làm dịu các triệu chứng cảm cúm

10+ cách chữa cảm cúm nhanh nhất tại nhà

Nhiều trường hợp viêm phổi do virus tự khỏi trong vài tuần. Tuy nhiên những trường hợp nặng có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Các triệu chứng của viêm phổi do virus tùy vào mức độ, có thể là:

+ Sốt

+ Ban đầu là ho khan sau đó chuyển sang ho có dịch đờm màu vàng hoặc xanh lá cây

+ Khó thở

+ Ớn lạnh

+ Đau cơ

+ Mệt mỏi, khó chịu, mất sức, ăn không ngon miệng

+ Môi tái xanh

+ Đau họng

+ Đau đầu.

Nhìn chung thì biểu hiện viêm phổi do virus cũng có sự khác biệt theo lứa tuổi. Trẻ nhỏ bị viêm phổi do virus thường có các triệu chứng từ nhẹ tới nặng dần; đặc biệt là trong tiếng thở "khò khè", da và môi thường có màu xanh do thiếu oxy kèm theo chán ăn.

Nếu so sánh với viêm phổi do vi khuẩn thì viêm phổi do virus thường có triệu chứng ít nghiêm trọng hơn.

- Viêm phổi do vi khuẩn

Bội nhiễm được hiểu là tình trạng cơ thể bị nhiễm thêm vi khuẩn trong khi cơ thể đang bị bệnh do nhiễm virus. Nghĩa là, trước đó trẻ bị bệnh do virus (cúm, cảm lạnh) làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công khi tiếp xúc và gây ra bệnh do vi khuẩn.

Trong những nhóm bệnh dễ gây bội nhiễm thì phổ biến nhất là cúm với viêm phổi theo cấp độ từ nhẹ tới trung bình và thậm chí là nghiêm trọng. Nguyên nhân được giải thích là do khi trẻ bị cúm, sức đề kháng giảm nên nếu tiếp xúc với mầm bệnh sẽ dễ bị xâm nhập, chúng sinh sôi và phát triển gây bệnh cho trẻ.

Viêm phổi sau cúm ở trẻ: Cẩn trọng để con không "bệnh chồng bệnh" - Ảnh 3.

Trẻ bị bệnh do virus (cúm, cảm lạnh) làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công khi tiếp xúc và gây ra bệnh do vi khuẩn (Ảnh: Internet)

Vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae gây ra bệnh viêm phổi do vi khuẩn thường nặng hơn so với viêm phổi do virus. Ngoài ra còn có vi khuẩn tụ cầu vàng, phế cầu,...

Các triệu chứng của viêm phổi do vi khuẩn có thể bao gồm:

+ Sốt rất cao

+ Ớn lạnh

+ Thở nhanh

+ Khó thở

+ Ho ra máu hoặc chất nhầy lẫn máu

+ Mệt mỏi, ủ rũ.

Để điều trị viêm phổi do vi khuẩn cần sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài viêm phổi thì các biến chứng sau cúm khác có thể gặp là viêm phế quản, suy hô hấp,.. Để biết được là viêm phổi do virus hay vi khuẩn sau cúm cần phải được thăm khám cẩn thận cùng với các xét nghiệm cần thiết như X-quang ngực, dịch mũi, cấy đườm, xét nghiệm công thức máu hoàn chỉnh,...

1.2. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cúm

- Sử dụng thuốc giảm ho, hạ sốt,... theo chỉ định và hướng dẫn của nhân viên y tế

- Giúp trẻ vệ sinh mũi, mắt, họng hàng ngày với dung dịch nước muối sinh lý

- Theo dõi nhịp thở thân nhiệt, đặc biệt các dấu hiệu tím môi, da và đầu ngón tay của trẻ

- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như: súp, sữa, cháo, nước hoa quả,... đảm bảo trẻ không bị mất nước

- Thời tiết thay đổi thất thường, phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ, nhất là ở các vùng ngực, bàn chân, bàn tay, đầu, mũi

- Không cho trẻ tiếp xúc thêm với những người đang mắc các bệnh hô hấp hay có các triệu chứng hô hấp tránh lây nhiễm "bệnh chồng bệnh". Đồng thời nếu cho trẻ ra ngoài cần đeo khẩu trang cho trẻ để tránh lây ra cộng đồng

Viêm phổi sau cúm ở trẻ: Cẩn trọng để con không "bệnh chồng bệnh" - Ảnh 4.

Chăm sóc trẻ bị cúm cần thận trọng để tránh "bệnh chồng bệnh" (Ảnh: Internet)

- Lựa chọn quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi tốt hơn cho trẻ, nhất là khi trẻ bị sốt. Không được ủ ấm khi trẻ đang sốt cao, dùng khăn bông nhúng nước ấm để lau mát giúp trẻ dễ chịu hơn

- Khi trẻ bị cảm, đường hô hấp dễ bị kích thích, cần bù ẩm không khí đối với thời tiết khô hanh với mục đích giảm kích ứng mũi và họng

- Chú ý việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ cá nhân, bô và thau chậu, khay ăn của trẻ với xà phòng diệt khuẩn

- Trẻ bị cảm cúm không nên kiêng tắm cho trẻ. Trẻ vẫn cần được tắm nhưng nên được tắm nhanh bằng nước ấm và thau quần áo cho trẻ nếu trẻ không bị sốt.

1.3. Khi nào trẻ bị cảm cúm cần thăm khám bác sĩ?

Với trẻ dưới 2 tuổi và trẻ có miễn dịch suy giảm do các bệnh lý có nguy cơ phát triển viêm phổi cao hơn cần thăm khám bác sĩ sớm nếu tiến triển các triệu chứng giống cúm kèm theo:

- Tức ngực

- Sốt cao trên 38,5 độ C kéo dài trên 3 ngày không dứt; không đáp ứng với các biện pháp hạ sốt

- Khó thở hoặc thở nhanh, gấp

- Bỏ ăn, bỏ bú

- Nôn mửa

- Ngủ li bì, ủ rũ, mê man

- Các triệu chứng cúm nặng hơn không có dấu hiệu đỡ, chẳng hạn như nghẹt mũi trên 14 ngày, mắt đỏ có gỉ (ghèn) mắt vàng, đau nhức tai, chảy mủ tai,...

Viêm phổi sau cúm ở trẻ: Cẩn trọng để con không "bệnh chồng bệnh" - Ảnh 5.

Với trẻ dưới 2 tuổi và trẻ có miễn dịch suy giảm do các bệnh lý có nguy cơ phát triển viêm phổi cao hơn cần thăm khám bác sĩ sớm (Ảnh: Internet)

2. Biện pháp bảo vệ phổi của trẻ khi trời lạnh

Để bảo vệ phổi cho trẻ khi trời lạnh, thời tiết thay đổi như hiện tại điều đầu tiên cha mẹ cần chú ý chính là giữ ấm cho trẻ, hay nói cách khác là điều tiết nhiệt độ cho trẻ phù hợp. Mặc cho trẻ nhiều lớp áo để có thể dễ dàng cởi bỏ khi nhiệt độ cao hơn. Vào những ngày nhiệt độ xuống thấp, chú ý giữ ấm ngực, đầu, bàn tay, bàn chân và bụng ho trẻ.

Về đêm, khi nhiệt độ lạnh hơn, cần chú ý tới quần áo mặc cho trẻ khi đi ngủ. Không nên ủ quá ấm khiến trẻ đổ mồ hôi ban đêm, đặc biệt là trẻ sơ sinh có thể khiến mồ hôi thấm ngược lại và gây viêm phổi.

Bên cạnh đó, cần hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ bao gồm rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi ra ngoài, che miệng khi ho và hắt hơi bằng khuỷu tay hoặc bằng giấy dùng một lần,...

Với trẻ có hệ miễn dịch yếu, tiền sử mắc các bệnh mãn tính cần đặc biệt chú ý tới các nguồn có nguy cơ lây bệnh cao. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người đang có các biểu hiện bệnh đường hô hấp như ho, sổ mũi, hắt hơi,...

Tiêm phòng cúm, phế cầu,... định kì hàng năm cho trẻ. Tuy không giúp phòng tránh 100% nguy cơ nhưng tiêm phòng đầy đủ sẽ giảm nguy cơ trẻ phải nhập viện điều trị và rút ngắn thời gian hồi phục cho trẻ.

Trong môi trường sống, cần vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, chăn gối,... nhất là khi thời tiết nồm ẩm, vi sinh vật và nấm mốc có điều kiện sinh sôi phát triển và gây bệnh.

Khi trẻ bị bệnh, cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không áp dụng các biện pháp dân gian truyền miệng chưa được kiểm chứng bởi có thể gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe cho trẻ.

Nguồn dịch:

1. What Is The Connection Between Influenza and Pneumonia?

2. Viral Pneumonia: Symptoms, Risk Factors, and More


Tác giả: Allen