Thủy đậu là căn bệnh khá lành tính và hầu hết tự khỏi sau khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, căn bệnh này cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Viêm phổi do biến chứng thủy đậu chứa đựng tỷ lệ mắc và tử vong khá đáng kể đối với một căn bệnh có thể được chủng ngừa.
Tỷ lệ người lớn dễ mắc bệnh thủy đậu là khoảng 7% ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Trong số những người mắc bệnh thủy đậu, một số dạng bệnh phổi được ghi nhân với tỷ lệ 5–15%. Các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm phổi do biến chứng thủy đậu bao gồm ức chế miễn dịch, mang thai, hút thuốc nhiều, tuổi già, COPD và phát ban da nghiêm trọng.
Tuy thủy đậu ở giai đoạn đầu có nhiều biểu hiện như ho giống cảm cúm, nhưng biến chứng viêm phổi được xác định khi người bệnh gặp phải các triệu chứng như:
- Ho khan
- Sốt, đôi khi sốt cao
- Ớn lạnh
- Hụt hơi
- Đau ngực khi ho hoặc thở
- Thở nhanh
Viêm phổi do biến chứng thủy đậu thường gặp ở người lớn hơn là trẻ em; thường bắt đầu vào khoảng ngày thứ 3-5 của bệnh (tính từ khi bệnh khởi phát). Viêm phổi đôi khi có thể nhẹ và điều trị được, nhưng nhiều trường hợp cũng diễn tiến khá nặng. Khi viêm phổi do biến chứng thủy đậu nặng, người bệnh sẽ có biểu hiện: sốt cao; thở nhanh; khó thở; tím tái; ho ra máu…
Tình trạng viêm phổi nặng có thể dẫn đến suy hô hấp và phù phổi vô cùng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Trước hết, bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu thông qua biểu hiện ngoài da. Chẩn đoán viêm phổi do biến chứng thủy đậu của bác sĩ sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng viêm phổi nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu hoặc chụp X-quang phổi.
Chẩn đoán bệnh thủy đậu bằng phương pháp nào? Chẩn đoán lâm sàng được thực hiện thông qua các biểu hiện điển hình. Viêm phổi do biến chứng thủy đậu gây ra tình trạng thở nhanh, tức ngực, ho, khó thở, sốt, đau ngực hoặc ho ra máu. Các triệu chứng ở ngực có thể bắt đầu trước khi phát ban trên da xuất hiện. Nguy cơ phát triển suy hô hấp cần thông khí nhân tạo là khó dự đoán.
Chụp X quang ngực và hình ảnh HRCT rất hữu ích trong chẩn đoán viêm phổi do vi rút varicella cấp tính.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân viêm phổi do biến chứng thủy đậu điều trị với Acyclovir trong 7-10 ngày, việc dùng acyclovir uống hay tiêm tĩnh mạch tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Liệu pháp điều trị steroid hỗ trợ còn nhiều tranh cãi nhưng đôi khi vẫn được thảo luận trong các trường hợp nhiễm trùng nặng. Gần 40% bệnh nhân viêm phổi do biến chứng thủy đậu phải thở máy. Trong trường hợp suy hô hấp hoàn toàn hoặc khó chữa, ECMO (oxy hóa màng ngoài cơ thể) cũng là một lựa chọn.
Tỷ lệ tử vong do viêm phổi do biến chứng thủy đậu ngày nay đang được cải thiện (cải thiện 6%, theo số liệu gần đây). Kết quả khả quan này có được có thể do chẩn đoán sớm, điều trị bằng Acyclovir và các ICU hiện đại.
Nguồn dịch: https://www.jbsr.be/articles/10.5334/jbsr.1594/
https://www.webmd.com/lung/viral-pneumonia-lung-infection