Viêm phế quản ở trẻ em là một bệnh lý nhiễm trùng, viêm nhiễm đường hô hấp. Bệnh xuất hiện khi trẻ cảm lạnh, đau họng hoặc bị nhiễm virus, vi khuẩn xoang mũi… Đây cũng nguyên nhân hàng đầu khiến đường hô hấp của các bé bị viêm, sưng và xuất hiện các dịch nhầy quá mức quy định.
Bệnh viêm phế quản được chia thành 2 loại cấp tính và mạn tính. Trong đó, viêm phế quản mãn tính có thời gian phát bệnh kéo dài vài tháng cho đến nhiều năm. Ngược lại, viêm phế quản cấp chỉ diễn ra trong khoảng vài tuần và có thể tự khỏi.
Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng viêm phế quản chính là virus và điển hình là influenza. Trong đó, nhóm trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Các virus gây bệnh phổ biến bao gồm:
- Virus hợp bào hô hấp (Respiratory syncytial – RSV)
- Virus sởi; Virus cúm
- Virus adeno (gây co thắt phế quản, hoại tử phổi)
- Virus parainfluenza (Gây viêm đường hô hấp)
Bên cạnh đó, các thủ phạm gây viêm phế quản trẻ em khác cũng thường gặp như vi khuẩn hay dị ứng, đường hô hấp bị kích thích do hút phải khói thuốc lá, bụi bẩn…
Các triệu chứng thường gặp ở trẻ mắc viêm phế quản bao gồm:
- Ho thành từng cơn kéo dài
- Khó thở, có tiếng khò khè phát ra khi thở
- Giọng khàn
- Sốt cao trên 37 độ C kéo dài trong vài ngày
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi
- Phát ban quanh vùng cổ, mặt và có thể lan rộng ra lưng, bụng của trẻ
- Mắt đỏ
- Sưng hạch bạch huyết
Những triệu chứng kể trên có thể kéo dài trong khoảng vài tuần và giảm dần. Nếu không được phát hiện và chăm sóc đúng cách, chúng sẽ có xu hướng nặng hơn sau sau 1-2 ngày.
Khi phát hiện trẻ xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm phế quản và không có dấu hiểm giảm, bình phục trong 2-3 ngày, các bậc phụ huynh nên tìm đến trung tâm y tế, bệnh viện. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và chẩn đoán tình hình sức khỏe của trẻ.
Nếu trẻ có các dấu hiệu nghiêm trọng sau cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để kiểm tra:
- Các cơn ho xuất hiện dày đặc, ngày càng trở nên tệ hơn
- Nhiệt độ cơ thể cao hơn 39°C
- Khó thở, khi thở ra có tiếng khò khè phát ra từ cuống họng
- Hít thở nhanh hơn bình thường
- Ho ra máu
- Có hiện tượng chảy nước dãi mất kiểm soát hoặc khó nuốt khi ăn, uống nước
- Tâm trạng bất thường, cơ thể mệt mỏi, không còn chạy nhảy, vui đùa như hàng ngày
- Dễ bị kích động và lo lắng
- Móng tay và da chuyển sang màu xám hoặc xanh
- Hơi thở có mùi hôi
- Môi và lưỡi khô, không đi tiểu trong nhiều giờ
Khi thời tiết thay đổi, chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại chính là thời điểm các dịch bệnh về đường hô hấp bùng nổ, bao gồm viêm phế quản ở trẻ nhỏ. Để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh, các bậc phụ huynh cần lưu ý:
- Cho trẻ vệ sinh tay sạch sẽ hàng ngày, nhất là khi đi đến các khu vực công cộng, đông người.
- Đảm bảo khẩu phần ăn với đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp các bé tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường và thời tiết.
- Sinh hoạt điều độ, luyện tập thể thao nhẹ nhàng và ngủ nghỉ đúng giờ giấc.
- Mắc ấm, đeo khăn quàng, tất chân, tất tay khi ra ngoài trời lạnh.
- Khi trẻ đủ 6 tháng tuổi cần tiêm vacxin phòng chống cúm định kỳ hàng năm.
- Giữ cho trẻ tránh xa môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc lá và người mắc bệnh viêm phế quản.
Để điều trị bệnh hiệu quả, các bậc phụ huynh cần tìm ra nguyên nhân gây ra viêm phế quản ở trẻ. Trong trường hợp, bệnh do vi khuẩn gây ra, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh làm giảm các triệu chứng ho, khó thở. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là virus, việc sử dụng kháng sinh không chỉ không mang lại kết quả như mong muốn mà còn có thể khiến trẻ bị nhờn thuốc.
Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em sẽ thuyên giảm và cải thiện rong 8-10 ngày. Dưới đây là các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa:
- Cho bé uống nhiều nước: Nước có tác dụng làm loãng các dịch nhầy gây tắc nghẽn đường hô hấp. Nhờ đó xuất trẻ dễ dàng tống xuất đờm, làm giảm cảm giác ngứa ngày, khó chịu nơi cuống họng và mũi. Bên cạnh đó, nước cũng làm giảm tình trạng khô đường thở, giúp việc hít thở dễ dàng, thuận tiện hơn.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng giúp giảm lượng không khí khô và tiêu diệt một phần các vi khuẩn, virus có không khí. Nhờ đó, trẻ sẽ hít thở dễ dàng hơn. Trong trường hợp nhà không có máy tạo ẩm, phụ huynh có thể cho trẻ ngồi trong bồn tắm và xả nước ấm. Hơi ẩm bốc lên sẽ giúp trẻ dễ chịu, làm tan dịch nhầy khô trong mũi.
- Sử dụng nước muối sinh lý: Cho trẻ nhỏ 2 giọt nước muối sinh lý vào lỗ mũi. Sau đó dùng khăn sạch lau. Đồng thời sử dụng nước này để súc miệng hàng ngày.
- Cho bé bị viêm phế quản ăn uống điều độ, bổ sung thêm nhiều rau xanh có nhiều khoáng chất, vitamin giúp tăng cường sức đề kháng.
- Để trẻ nghỉ ngơi, thư giãn ở không gian yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn và khói bụi.
- Giữ gìn vệ sinh nơi ở luôn sạch sẽ, tuyệt đối không hút thuốc trong nhà
- Sử dụng thuốc hạ sốt và giảm đau: Phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng các loại thuốc như acetaminophen hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không cho trẻ mắc hội chứng Reye uống thuốc aspirin cũng như đảm bảo liều lượng mỗi lần sử dụng.
- Sử dụng mật ong điều trị viêm phế quản: Một mẹo nhỏ trong điều trị viêm phế quản ở trẻ em đó là sử dụng mật ong pha cùng nước ấm. Nước này có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn sẽ làm dịu cổ họng. Bên cạnh đó, mật ong còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ nhanh chóng bình phục, giảm bớt mệt mỏi.
Viêm phế quản ở trẻ em không phải là căn bệnh quá nguy hiểm và có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện kịp thời và chăm sóc cẩn thận. Do đó, các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý, cho trẻ mặc ấm và vệ sinh sạch sẽ vào các dịp thời tiết thay đổi, dịch bệnh bùng phát. Đây chính là cách hiệu quả nhất để phòng các bệnh về đường hô hấp và giúp các con luôn khỏe mạnh.