Viêm phế quản mạn biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: cách nhận biết và phòng ngừa

Viêm phế quản mạn biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: cách nhận biết và phòng ngừa
Một trong những biến chứng nặng nề nhất của tình trạng viêm phế quản mạn là biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn gọi COPD ( chronic obstructive pulmonary disease). COPD là bệnh lý mạn tính, không thể chữa khỏi hẳn. Nhận biết sớm và có cách phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính để bảo vệ sức khỏe.

Viêm phế quản mạn tính kéo dài nhiều nằm không điều trị khỏi dễ dẫn đến biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

1. Dấu hiệu nhận biết có biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

- Ho, khạc đờm ít nhất mỗi 3 tháng một năm và kéo dài liên tiếp trong ít nhất 2 năm

- Hắt hơi

- Môi tím xanh hoặc biến đổi màu sắc móng tay

- Thường xuyên mệt mỏi không rõ nguyên nhân

- Hay bị cảm lạnh

- Sụt cân không rõ nguyên nhân

Ảnh 2.

COPD có thể gây cho người bệnh cảm giác nặng ngực (Ảnh: Internet)

- Cảm giác nặng ngực.

2. Phòng ngừa viêm phế quản mạn biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng dầu dẫn đến viêm phế quản mạn, cũng như gây biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

- Bước đầu tiên quan trọng nhất trong phòng ngừa biến chứng viêm phế quản cả cấp lẫn mạn là ngưng hút thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử.

Tiến sĩ Michael G.Simoff, làm việc tại bệnh viện Henry Ford nói rằng: Một khi phổi bị mất chức năng, bạn sẽ không thể hồi phục lại được. Nhưng khi bạn ngưng hút thuốc lá, các triệu chứng viêm phế quản sẽ được cải thiện. Và bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Một vài cách phòng ngừa viêm phế quản biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:

Nếu bạn không sử dụng thuốc lá, đừng thử! Hút thuốc lá gây viêm phế quản mạn biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, COPD, ung thử phổi, bệnh lts tim mạch, và nhiều loại ung thư khác.

- Tránh không hít khói thuốc lá thụ động. Để căn nhà bạn không có khỏi thuốc lá, không những bảo vệ bản thân mà còn là những người thân yêu trong gia đình.

Ảnh 4.

Tránh không hít khói thuốc lá thụ động để bảo vệ sức khoẻ (Ảnh: Internet)

- Tránh xa môi trường ô nhiễm: hóa chất độc hại có khả năng bay hơi, bụi bẩn, khu vực ô nhiễm không khí.

- Bảo vệ nguồn không khí trong lành, hạn chế ô nhiễm.

- Rửa tay thường xuyên, giảm nguy cơ tiếp xúc với các vi khuẩn, virus nguy hiểm.

- Tiêm ngừa vắc xin cúm hàng năm cho những đối tượng nguy cơ cao mắc viêm phế quản mạn biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: phụ nữ mang thai, người già, người suy giảm miễn dịch,..

3. Điều trị viêm phế quản mạn biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Tránh xa khỏi thuốc lá

Viêm phế quản mạn là tình trạng viêm và hẹp đường dẫn khí, tăng tiết đàm. Trong khi một nhóm khác của COPD là khí phế thũng, phá hủy các phế nang của phổi. Ngưng thuốc lá, giảm đáng kể ảnh hưởng đến phổi.

Sử dụng thuốc giãn phế quản

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giãn phế quản, giúp giảm tình trạng co hẹp của đường dẫn khí, bạn dễ thở hơn. Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn giảm triệu chứng nhanh chóng thường sử dụng để cắt cơn ngay lập tức. Thuốc giãn phế quản tác dụng dài giãn phế quản trong thời gian dài nên thường được cho vào ban đêm.

Thuốc corticoid hay còn gọi là steroids

Thuốc dùng trong điều trị viêm phế quản mạn có biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Thuốc giãn phế quản, thở dễ thông qua 2 cơ chế: giảm tiết dịch nhầy và kháng viêm. Corticoid có thể được sử dụng bằng đường phun khí dung hay viên nén. Bạn cần bổ sung thêm canxi trong quá trình sử dụng corticoid.

Kháng sinh trong điều trị biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Tình trạng nhiễm trùng làm nặng hơn viêm phế quản mạn biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khi sử dụng kháng sinh cần tuân thủ liệu trình của bác sĩ. Ngưng thuốc quá sớm, vi khuẩn đề kháng kháng sinh, sẽ gây khó khăn hơn trong điều trị nhiễm trùng sau này.

Dinh dưỡng

Trong điều trị biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chế độ ăn uống rất quan trọng. Ăn cái gì, ăn bao nhiêu, tất cả đều ảnh hưởng lên mức độ khó thở. Ăn quá nhiều, dạ dày căng đầy gây khó thở hơn. Nên ăn 4 đến 6 bữa mỗi ngày, thay vì ăn 3 bữa như thường lệ. Ăn các loại thức ăn nhiều dinh dưỡng, cân bằng các nhóm chất giúp nhanh khỏi bệnh hơn.

Điều trị bằng oxy liệu pháp trong biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Chức năng phổi là cung cấp đầy đủ oxy cho toàn cơ thể. Nhưng trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, dung tích phổi giảm thấp, hạn chế cung cấp oxy. Trong những trường hợp nặng, có thể cần thở phối hợp với oxy.

Vật lý trị liệu hô hấp

Vật lý trị liệu hô hấp là các bài tập trị liệu, hướng dẫn cách quản lý bệnh, chế độ dinh dưỡng giúp bạn sống khỏe và sống tích cực hơn. Bạn sẽ được học các kỹ thuật kiểm soát hơi thở, do đó có thể cải thiện chất lượng sống và giảm thời gian nằm viện, tăng khả năng hoạt động thể chất.

Viêm phế quản mạn tính gây biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một biến chứng nặng, kéo dài dai dẳng suốt cuộc đời. Nhưng nếu biết cách phòng ngừa và nhận biết bệnh sớm giúp giảm nguy cơ bệnh nặng hơn, biến chứng nặng nề hơn.

Nguồn:

1. https://www.webmd.com/lung/copd/ss/slideshow-treating

2. https://www.lung.org/lung-health-and-diseases/lung-disease-lookup/copd/diagnosing-and-treating/


Tác giả: Hồng Phượng