Viêm phế quản là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em và người già. Đây là tình trạng mà trong đó, các đường dẫn khí trong phổi bị viêm, kéo dài trở thành mạn tính hay còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Viêm phế quản là một tình trạng mà trong đó các đường dẫn khí trong phổi bị viêm hoặc đột ngột gặp trong viêm phế quản cấp tính, hoặc kéo dài gặp trong viêm phế quản mãn tính, hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Khi bị viêm phế quản, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như thở khò khè, ho khạc đờm, đau họng, sốt, mệt mỏi và cảm giác bỏng rát lồng ngực. Ngoài các phương pháp can thiệp của bác sĩ, uống thuốc thì viêm phế quản cũng cần chú ý đến ăn uống, giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi bị bệnh viêm phế quản không nên ăn gì?
Đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, hành tây chiên chứa một lượng chất béo bão hòa, tặng nguy cơ cholesterol. bệnh đái tháo đường típ 2 và bệnh tim. Ngoài ra, đồ ăn chiên còn gia tăng tình trạng viêm ở phổi và làm trầm trọng các triệu chứng viêm phế quản. Để làm giảm thiểu những ảnh hưởng trên, bạn nên thay thế đồ chiên thành những đồ hấp luộn, hạn chế dầu mỡ.
Bệnh viêm phế không nên ăn gì? Các đồ chiên như khoai tây chiên, xúc xích, đồ chế biến sẵn
Trong các sản phẩm sữa có chứa hàm lượng chất béo khá lớn, mặc dù giá trị dinh dưỡng của protein và canxi nhưng lượng chất béo bão hòa cũng chiếm hàm lượng cao trong sữa.
Trong khi các vi khuẩn lành mạnh được tìm thấy trong sữa chua có thể giúp khống chế các triệu chứng của viêm phế quản, nhưng sữa nguyên chất và hàm lượng chất béo cao pho mát có thể làm trầm trọng thêm sản xuất chất nhầy và gây khó cho thở, theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland. Trong quá trình điều trị bệnh viêm phế quản, người bệnh chú ý hạn chế hoặc tránh xa các loại sữa có chứa chất béo cao bao gồm pizza, bánh phô mai, súp kem...
Đường tinh chế là nguyên nhân khiến bệnh viêm phế quản ngày càng nặng hơn. Đường tinh chế (tinh luyện) có mặt trong các loại đồ ngọt, kẹo, socola sữa, ngũ cốc, bánh nướng, bánh ngọt... Do vậy, trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên cắt giảm hoàn toàn hoặc hạn chế đường tinh chế.