Trong dân gian, mẹo người thường truyền nhau mẹo nhỏ để hạn chế ho đờm và điều trị viêm phế quản là không nên ăn thịt gà. Điều này là do da gà có một loại chất gây kích thích niêm mạc, làm tăng lượng đờm, khiến tình trạng ho của bệnh nhân trở nên trầm trọng hơn.
Quan điểm người bị viêm phế quản, hay mắc các bệnh về phổi khác đều không được ăn thịt gà là quan niệm phổ biến ở nhiều thế hệ người Việt. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn không có một tài liệu khoa học nào cho thấy thịt gà làm tăng tình trạng đờm, khiến các triệu chứng của bệnh nặng hơn.
Vì vậy, với những người đang thắc mắc bị viêm phế quản có nên ăn thịt gà không, có thể yên tâm thêm loại thực phẩm bổ dưỡng này vào thực đơn hàng ngày.
Bị viêm phế quản có nên ăn thịt gà không? Khi được hỏi về vấn đề này, các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định, thịt gà hoàn toàn không gây hại cho bệnh nhân.
Trong thịt gà có chứa hàm lượng selen, kẽm cao. Chúng có khả năng tăng sức đề kháng, nhờ đó giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh viêm phế quản.
Các tác dụng cụ thể như sau:
Trong 85g thịt gà có đến 24µg selen. Nó chiếm 44% lượng selen người trưởng thành cần nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Selen là thành phần tạo nên enzym Glutathion peroxydase. Đây là loại enzym tăng sự phát triển của các tế bào bạch cầu, giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Không chỉ vậy, nó còn giúp phục hồi cấu trúc di truyền, cải thiện hệ thống miễn dịch.
Một số nhà khoa học cho biết, selen có tác động tích cực đến các triệu chứng của bệnh viêm phế quản. Nó cũng là chất chống oxy hóa mạnh và kích thích sự hoạt động của các vitamin C, E. Nhờ đó làm tăng hiệu quả chống lại gốc tự do, ngăn ngừa sự phá hỏng hệ thống miễn dịch.
Kẽm là khoáng chất không thể thiếu trong việc duy trì hoạt động của hệ miễn dịch. Nó liên quan mật thiết đến quá trình sản xuất cũng như chức năng của phần lớn tế bào miễn dịch. Trong đó, nguồn kẽm trong thịt gà được đánh giá là lành mạnh hơn cả.
Dù thịt gà có rất nhiều lợi ích và tốt cho người bị viêm phế quản tuy nhiên bạn không nên ăn quá nhiều. Có rất nhiều dinh dưỡng trong 1 miếng thịt gà. Điều này sẽ gây thừa chất và là mối nguy hiểm tiềm tàng cho sức khỏe.
Do đó, tốt nhất chỉ nên ăn thịt gà 3 lần/ tuần. Mỗi lần không sử dụng quá 150g.
Có rất nhiều cách chế biến thịt gà ngon như chiên giòn, quay, cháo gà hay luộc… Đây đều là những món dễ làm và có hương vị hấp dẫn.
Tuy nhiên, nếu bị viêm phế quản, bạn nên hạn chế tối đa sử dụng các thực phẩm chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ. Bởi ở nhiệt độ cao, dầu mỡ sẽ chuyển thành chất độc hại, gây kích ứng, tăng đờm và khiến các triệu chứng viêm phế quản trầm trọng hơn.
Do đó, cách tốt nhất để chế biến thịt gà chính là nấu cháo hoặc súp. Khi được kết hợp cùng các rau củ, món ăn sẽ tăng cường khoáng chất, vitamin và chất ôxy hóa. Nhờ đó có tác dụng làm long đờm, giảm nhầy, tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Hơn nữa, các món ăn ở dạng lỏng rất dễ tiêu hóa, không gây kích ứng niêm mạc. Từ đó giúp người bệnh hạn chế tình trạng ho.
Với các thông tin hữu ích trong bài viết này, bạn đọc đã có thể giải đáp được thắc mắc về người bị viêm phế quản có nên ăn thịt gà không. Tùy từng cách chế biến, thịt gà sẽ mang đến những lợi, hại khác nhau cho người bệnh. Do đó, bạn nên chú ý lựa chọn công thức nấu ăn phù hợp để tăng cường sức đề kháng và phát huy công dụng của thịt gà đối với sức khỏe.