Viêm ống tai ngoài có nguy hiểm không? Cách nào giúp điều trị viêm ống tai ngoài hiệu quả?

Viêm ống tai ngoài có nguy hiểm không? Cách nào giúp điều trị viêm ống tai ngoài hiệu quả?
Viêm ống tai ngoài là một trong những dạng viêm tai gặp phải ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Viêm ống tai ngoài là gì? Viêm ống tai ngoài có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như thế nào? Tất cả sẽ được suckhoehangngay.vn lý giải qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm viêm ống tai ngoài là gì?

Viêm ống tai ngoài là hiện tượng viêm niêm mạc ở đường ống dẫn tai hoặc vành tai bên ngoài. Theo thống kê của giới chuyên khoa thì Việt Nam có tới 1/3 người bị viêm tai ngoài trong đó trẻ em chiếm gần 80%. 

Hầu hết các trường hợp bị viêm ống tai ngoài là do vi trùng gây nên (chiếm 75%), số còn lại do virus. Vậy viêm ống tai ngoài có nguy hiểm không?

Ảnh 2.

Phần lớn những người bị viêm ống tai ngoài là do vi trùng gây nên (Ảnh: Internet)

2. Tại sao lại bị viêm ống tai ngoài?

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân chúng ta sẽ theo dõi cấu tạo của ống tai ngoài: Cấu tạo của ống tai ngoài có dạng ống dài 2 - 3cm tính từ cửa tai đến màng nhĩ. Lớp da mỏng bao phủ đường ống tai bao gồm lông, nang lông, tuyến ráy tai. Do đặc điểm kết cấu ống tai ngoài khá hẹp nên khi bị tác động thì vi khuẩn, vi trùng dễ dàng xâm nhập vào gây bệnh cụ thể:

- Viêm ống tai ngoài do bơi lội, tắm gội ở nguồn nước bẩn, bị ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng xâm nhập và phát triển gây bệnh.

- Sử dụng tăm bông để vệ sinh tai quá mạnh khiến lớp da ống tai bị tổn thương, chất bẩn và ráy tai bị kẹt bên trong và tích tụ lâu ngày là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

- Thói quen ra hiệu cắt tóc và vệ sinh tai tại quán, nhưng bạn có biết những dụng cụ sử dụng để vệ sinh tai không được khử trùng mà sử dụng chung cho người này, người kia cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.

- Người có bệnh lý đái tháo đường, dị ứng, viêm da tiết bã, viêm tuyến nước bọt…

Ảnh 3.

Sử dụng tăm bông để vệ sinh tai quá mạnh khiến lớp da ống tai bị tổn thương (Ảnh: Internet)

3. Cách điều trị viêm ống tai ngoài hiệu quả

Viêm ống tai ngoài có nguy hiểm không chắc hẳn bạn đã trả lời được cho câu hỏi này qua những thông tin ở trên. Vì vậy, nếu như có biểu hiện gì bất thường bạn nên đi khám sớm để phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời tránh hậu quả nghiêm trọng.

Để điều trị viêm ống tài ngoài hiệu quả cần tìm hiểu rõ viêm ống tai ngoài có nguy hiểm không, nguyên nhân gây bệnh do đâu và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Trường hợp viêm ống tai ngoài do vi khuẩn gây nên bác sĩ sẽ chỉ định cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt mầm bệnh dưới dạng uống hoặc thuốc nhỏ tai.

Lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ tai để điều trị viêm ống tai ngoài bạn cần vệ sinh sạch sẽ tai trước khi nhỏ thuốc, nếu như tai bị sưng đau, nhiễm trùng thì cần đặt ống dẫn vào tai rồi nhỏ thuốc thông qua ống dẫn đó. Nhằm hạn chế tình trạng chóng mặt, khó chịu sau khi nhỏ thuốc bạn nên làm ấm chai thuốc trước khi nhỏ vào tai.

Trường hợp viêm ống tai ngoài có nguy hiểm không do nấm thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy các chất bẩn trong tai sau đó mới nhỏ thuốc để điều trị. Một số trường hợp sẽ được chỉ định sử dụng thêm kháng sinh.

Ảnh 4.

Khi có dấu hiệu viêm ống tai ngoài cần đi khám sớm để phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời (Ảnh: Internet)

4. Một số lưu ý giúp phòng tránh viêm ống tai ngoài

Viêm ống tai ngoài có nguy hiểm không? Cách phòng tránh viêm ống tai ngoài như thế nào trong sinh hoạt hằng ngày? Giải đáp những thắc mắc này, các chuyên gia y tế đưa ra lời khuyên như sau:

- Trong khi tắm, đi bơi, tham gia các hoạt động cần chú ý tránh không để nước rớt vào tai, có thể bịt kín lỗ tai hoặc sử dụng mũ bơi.

- Nếu có hiện tượng bị đau tai, khó chịu cần đến cơ sở y tế để khám bệnh sớm.

- Sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Nếu có bất kỳ hiện tượng đau nhiều, sốt sau khi điều trị viêm ống tai ngoài nên liên hệ với bác sĩ ngay để kiểm tra và tìm hướng khắc phục.

Những thắc mắc về viêm ống tai ngoài có nguy hiểm không mà chúng tôi chia sẻ hy vọng rằng bạn sẽ tích lũy thêm được chút kiến thức bổ ích để chăm sóc bản thân và gia đình tốt hơn.


Tác giả: Minh Nghiêm