Viêm màng não có chữa được không?

Viêm màng não có chữa được không?
Viêm màng não là một trong những bệnh khá nguy hiểm mà ai cũng có thể mắc phải. Đây cũng chính là lý do vì sao không ít người đã có chung thắc mắc viêm màng não có chữa được không? Nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tường tận thắc mắc này.

1. Bệnh viêm màng não là gì?

Trước khi biết được viêm màng não có chữa được không , mọi cần phải hiểu rõ bệnh viêm màng não là gì? 

Đây là tình trạng viêm màng bao quanh não và tủy sống, nguyên nhân là do siêu vi trùng hay vi trùng gây nên. 

Viêm màng não là một trong những bệnh lý khá nguy hiểm có thể gây tử vong hoặc để lại những di chứng khá nặng nề nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Viêm màng não là do các tác nhân gây bệnh tấn công vào màng bao quanh não và khi bệnh trở nặng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến não.

Ảnh 2.

Viêm màng não là một trong những bệnh lý khá nguy hiểm có thể gây tử vong (ảnh: internet)

2. Viêm màng não lây qua đường nào?

Nguyên nhân gây viêm màng não có thể do vi trùng hoặc siêu vi trùng gây nên. Trẻ nhỏ bị viêm mão não là hậu quả của nhiễm trùng do các vi trùng đã tồn tại quá lâu ở vùng mũi và miệng hoặc mắc bệnh viêm mũi họng lâu ngày nhưng không được chữa trị triệt để. Ngoài ra viêm màng não cũng có thể do các nhiễm trùng xảy ra ở gần não như tai hoặc xoang và đây cũng có thể biến chứng cơ hội sau khi phẫu thuật não, đầu hay cổ. Những vi trùng này sẽ đi vào máu và tìm đến vị trí cư trú ở lớp màng bao bên ngoài não.

Bệnh viêm màng não lây qua đường hô hấp, siêu vi trùng hay vi trùng gây bệnh tồn tại trong các chất tiết đường hô hấp. Nếu người bệnh hắt hơi và những người khỏe mạnh khi hít phải chất tiết này cũng có thể mắc bệnh.

Bệnh viêm màng não thường xuất hiện ở trẻ nhỏ trong mùa nắng nóng hoặc lúc giao mùa. Bởi đây là thời điểm thuận lợi để mầm bệnh tấn công vào cơ thể và gây viêm màng não.

Ảnh 3.

Bệnh viêm màng não thường xuất hiện ở trẻ nhỏ trong mùa nắng nóng hoặc lúc giao mùa (ảnh: internet)

Các vi trùng gây bệnh thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Neisserria meningitidis, HIB. Khi bị viêm màng não, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như sốt cao đột ngột, nôn ói, bỏ ăn, sau 1-2 mắc bệnh trẻ ngủ nhiều, có biểu hiện sợ ánh sáng, cổ cứng, thóp phồng căng, đau đầu đau sau gáy nằm lừ đừ, bỏ bú, quấy khóc, co giật hoặc hôn mê. Khi bệnh trở nặng sẽ xuất hiện những triệu chứng liên quan đến thần kinh như lừ đừ, vật vã, run chi, co giật và hôn mê.

Những triệu chứng này sẽ không xảy ra theo trình tự và phải người bệnh nào cũng sẽ xuất hiện những triệu chứng này. Tuy nhiên các triệu chứng sẽ ngày càng nặng hơn nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà viêm màng não sẽ tiến triển theo những giai đoạn khác nhau. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi trùng có thể gây tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề. Còn nếu do siêu vi trùng gây nên thì bệnh có thể tự khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.

3. Viêm màng não có chữa được không?

Để biết được viêm màng não có chữa được không thì ngay sau khi có những biểu hiện bất thường hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định nguyên nhân. Sau khi thực hiện những xét nghiệm liên quan và căn cứ vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ có kết luận về việc viêm màng não có chữa được không?

Ảnh 4.

Đưa trẻ đến khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị sớm (ảnh: internet)

Viêm màng não là một trong những bệnh nặng cần phải được điều trị ngay bởi bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề như điếc, mù, động kinh, liệt tay chân, không còn khả năng nhận biết người thân. Việc sớm phát hiện có thể giúp bệnh được chữa khỏi hoàn toàn

Nếu trẻ bị sốt cao thì nên lau mát, hạ sốt và theo dõi tình trạng bệnh. Trong trường hợp bị viêm màng não trẻ có thể bị sốt, nôn ói, đau đầu. Vậy nên nếu nghi ngờ trẻ bị viêm màng não thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả khôn thường về sau.

4. Cách phòng ngừa bệnh viêm màng não

Để phòng bệnh cho trẻ các bậc phụ huynh nên giữ ấm và chăm sóc tốt cho trẻ, nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc trẻ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm amidan, viêm họng mủ.

Theo dõi thường xuyên khi thấy trẻ có những biểu hiện như sốt, nôn ói, đau đầu. Trong trường hợp xuất hiện các bóng nước trong lòng bàn tay, bàn chân hay các chấm hay mảng xuất huyết hoại tử thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Nếu trẻ có dấu hiệu thần kinh như lừ đừ, kích thích, vật vã, run chi, co giật, hôn mê thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay, không nên để lâu vì như thế các triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn.

Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý uống thuốc hay bỏ thuốc

Ảnh 5.

Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ là cách tốt nhất để phòng bệnh viêm màng não (ảnh: internnet)

5. Tiêm phòng đầy đủ để phòng bệnh cho trẻ

Hiện nay ở nước ta có 2 loại thuốc chủng ngừa viêm màng não là vacxin phòng viêm màng não do HIB và vacxin viêm màng não do mô cầu.  Trong đó vacxin viêm màng não do HIB có phi phí rất cao và cần phải thực hiện tiêm từ 1-3 liều tùy thuộc vào độ tuổi và với những trẻ trên 5 tuổi thì không cần thiết phải tiêm loại vacxin này. Vacxin phòng nữa viêm màng não do mô cầu cần phải tiêm nhắc lại cho những trẻ trên 18 tháng tuổi. Còn các loại vi khuẩn gây viêm màng hiện hiện chưa có thuốc để phòng ngừa.

Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn các bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc viêm màng não có chữa được không. Trẻ bị viêm màng não rất nguy hiểm nên các bậc phụ huynh cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về chứng bệnh này. Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi xuất hiện những bất thường trên cơ thể và tham khảo thêm tư vấn của bác sĩ về cách chăm sóc, phòng ngừa bệnh cho trẻ

Tác giả: Đỗ Hoa