Viêm màng não: Chứng bệnh không thể thờ ơ

Viêm màng não: Chứng bệnh không thể thờ ơ
Viêm màng não là một trong những bệnh khá nguy hiểm có thể gây nên những hậu quả nặng nề, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Như chúng ta đã biết màng não có vai trò bảo vệ não và tủy sống. Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng của màng não và khi mắc bệnh này thì vai trò này sẽ bị giảm xuống. 

Nguyên nhân gây viêm màng não thường do vi khuẩn HIB, mô cầu, phế cầu, virut, nấm, hoặc ký sinh trùng gây nên. Bệnh viêm màng não có thể gây nên những biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

1. Viêm màng não do HIB

Với trường hợp bị viêm màng não do HIB thì vi khuẩn HIB thường gặp ở mũi và họng và có thể lây từ người này sang người khác qua nước bọt do hắt hơi hoặc ho. Vi khuẩn HIB cũng có thể lây lan nếu dùng chung đồ chơi hay những vật dụng mà bé thường cho vào miệng.

Đối tượng dễ mắc viêm màng não nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt những trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Ảnh 2.

Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng của màng não (ảnh: internet)

Triệu chứng ban đầu của viêm màng não do HIB là sốt li bì, sổ mũi, ho, sau đo bỏ bú, quấy khóc, nôn, thóp phồng. Một số trẻ khá thì bị tiêu chảy. Bệnh phát triển khá nhanh và chỉ sau 1- 2 ngày người bệnh sẽ rơi vào trạng thái hôn mê, co giật.

Ở giai đoạn nặng hơn có thể để lại những di chứng nặng nề về thần kinh, trẻ có thể bị điếc, trí tuệ chậm phát triển, mất khả năng học tập, vận động bị khó khăn, thậm chí tử vong.

Với những trường hợp mắc bệnh mà không có những dấu hiệu cụ thể sẽ dễ lây lan mầm bệnh ra cộng đồng. Do đó nếu thấy trẻ có những triệu chứng như sốt, nôn, đau đầu thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Ảnh 3.

Viêm màng não ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ (ảnh: internet)

Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm vacxin HIB cho trẻ. Với trẻ dưới 1 tuổi, khi ở tháng thứ 2, 3, 4 thì có thể tiêm vacxin phối hợp phòng 5 bệnh bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B bag HIB. Bên cạnh đó để phòng bệnh cần tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường sống cho trẻ.

2. Viêm màng não do mô cầu

Tên khoa học của chứng bệnh này là Neisseria meningitidis, các nhóm vi khuẩn gây bệnh thường gặp là A, B, c, Y, W-135, trong đó ở Việt Nam thường gặp nhóm vi khuẩn là A, B, C.

Bệnh xuất hiện quanh năm, tuy nhiên ở thời điểm xuân hè thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Mặt khác, bất cứ ai cũng có thể trở thành đối tượng của chứng bệnh này bất kể đó là người lớn hay trẻ em. Bệnh lây qua đường hô hấp và qua tiếp xúc với bàn tay, vật dụng các nhân có nhiễm vi khuẩn từ người bệnh.

Ảnh 4.

Đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường (ảnh: internet)

Viêm màng não do mô cầu có tỷ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Các vi khuẩn sau khi tấn công vào cơ thể thường ủ bệnh khoảng 5-7 ngày, khi đó người bệnh sẽ bị sốt cao, đau đầu, buồn nôn, co giật, xuất hiện bạn xuất huyết,… Nếu bệnh không được điều trị kịp thời chỉ sau 1-2 ngày sẽ có biểu hiện lơ mơ, hôn mê, nặng hơn có thể xuất hiện mảng xuất huyết và gây sốc, thậm chí tử vong.

Viêm màng não do mô cầu có để dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó có thể phòng bệnh bằng vacxin phòng viêm não mô cầu. Ở nước ta hiện có vacxin phòng bệnh viêm não mô cầu tuýp A và C thường được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và những người lớn có nguy cơ mắc bệnh cao. 

Chứng bệnh này dễ gây thành dịch nhất nên những nơi thường tập trung đông người cần phải giữ môi trường sạch sẽ, thực hiện cách ly người bệnh và nếu có những biểu hiện bất thường hãy đưa người bệnh đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị.

3. Viêm màng não do phế cầu

Chứng bệnh này do vi khuẩn phế cầu Streptococcis pneumoniae gây nên và thường xuất hiện ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải chứng bệnh này là người nghiện rượu, bệnh nhân bị đái tháo đường, viêm tai giữa, viêm xoang, sau chấn thương hoặc có vết thương sọ não….

Ảnh 5.

Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để phòng bệnh (ảnh: iternet)

Khi bị bệnh người bệnh thường có triệu chứng sốt cao, nhức đầu, đau mỏi cơ khớp,… Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn huyết thì sẽ gây sốt cao dao động, sốt rét, sốc, trụy timachjch. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu như cứng gáy, trẻ em có "tư thế cò súng", sợ ánh sáng và tiếng động. Khác với viêm màng não mô cầu, viêm màng não phế cầu ít gây nổi ban trên da nhưng lại có dấu hiệu thần kinh khu trú, gây liệt mặt, rối loạn tri giác nặng nề.

Những biến chứng mà bệnh gây nên có thể sẽ làm tổn thương các dây thần kinh sọ não ( II, III, IV, VII, VIII…), áp xe não, áp xe dưới màng cứng, gây ổ tụ mủ dọc huyết quản, viêm tắc tĩnh mạch. Ngoài ra, bệnh có thể gây tắc nghẽn dịch não tủy, chứng não nước, viêm màng trong và ngoài tim, viêm phổi, viêm thận… 

Nếu bị viêm màng não do phế cầu nhưng không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây lác mắt, mù mắt, điếc, câm, liệt các chi hoặc liệt nửa người, tổn thương dây thần kinh sọ não, trí nhớ bị suy giảm, trí tuệ chậm phát triển, rối loạn tâm thần, động kinh, thậm chí tử vong.

Với chứng bệnh này bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị và để phòng bệnh mọi người không nên uống rượu, điều trị tích cực các bệnh đái tháo đường, viêm xoang, viêm tai giữa,…

Như vậy viêm màng não rất nguy hiểm, tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa khi mắc phải chứng bệnh này. Vậy nên mọi người hãy chủ động phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe của mình.

Tác giả: Đỗ Hoa